GọiĐặt hẹn

Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B cần biết !

Cho đến nay viêm gan B vẫn chưa có cách nào chữa trị triệt để gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về gan như xơ gan, ung thư gan. Một trong những con đường lây lan của bệnh viêm gan B là truyền từ mẹ sang con. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con?

Đối với mẹ:

  • Trước khi có ý định mang thai chị em nên đi kiểm tra viêm gan viêu vi B, nêu chưa bị lây nhiễm viêm gan siêu vi B thì nên tiêm vắc xin phòng viêm gan siêu vi B.
  • Nếu đã bị lây nhiễm và làm xét nghiệm cho thấy virus đang hoạt động thì phải điều trị cho virus về trạng thái không hoạt động rồi mới mang thai. Trong suốt quá trình mang thai thường xuyên khám thai định kỳ hoặc bất cứ lúc nào cảm thấy sức khỏe trong người bất ổn cần đi khám để các bác sĩ nhanh chóng có cách điều trị. Việc sử dụng thuốc hay bất kỳ tác động nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thai phụ không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Trường hợp trong quá trình đang điều trị viêm gan siêu vi B mà phát hiện có thai thì cần gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn.

Đố với bé:

  • Trẻ sơ sinh say khi sinh ra trong vòng 12 tiếng đồng hồ cần phải tiêm được vắc xin viêm gan B (mũi 1). Trong 1 – 6 tháng tiếp theo trẻ cần được tiêm hai mũi vắc xin viêm gan B (mũi 2 và 3) để phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.
  • Sau khi sinh, mẹ và trẻ sơ sinh không được tiếp xúc trực tiếp với máu và nước dãi, ví dụ như tiếp xúc với các vết thương hay máu đã nhiễm virus của người mẹ. Ngoài ra đều có thể tiếp xúc bình thường.
  • Khi cho trẻ bú, nếu trường hợp đầu vú của mẹ bị xây xát tuyệt đối cấm không được cho trẻ bú. Còn lại mẹ vẫn có thể cho trẻ bú ngoài để đảm bảo an toàn.
Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top