GọiĐặt hẹn

Bệnh gout kiêng ăn rau gì ?

Trong điều trị bệnh gout (bệnh gút), chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc kiêng cữ các thực phẩm từ động vật, người bệnh gout cũng cần kiêng ăn một số loại rau.

bệnh gout kiêng rau gì bệnh gút kiêng rau gì
Nhiều thực phẩm từ thực vật có hàm lượng purine rất cao, không tốt cho người bệnh gout

Bệnh gout (bệnh gút) là một dạng viêm khớp có nguyên nhân sâu xa từ sự rối loạn chuyển hóa purine trong cơ thể. Sự rối loạn chuyển hóa purine khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao, kết tủa tại các khớp, tại thận,… gây ra cơn đau khủng khiếp của bệnh gout, nặng hơn là sỏi thận, các khớp bị biến dạng khiến bệnh nhân bị tàn phế.

Nguồn cung cấp purine cho cơ thể tới từ các thực phẩm ăn hàng ngày, không chỉ thực phẩm từ động vật (thịt bò, nội tạng động vật,…) mà một số thực phẩm từ thực vật cũng có hàm lượng purine rất cao. Do đó, người có nguy cơ mắc bệnh gout (acid uric máu cao) và người đã mắc bệnh gout, bên cạnh việc kiêng cữ thực phẩm có hàm lượng purine cao từ động vật thì cần kiêng cữ những loại rau sau:

Đậu Hà Lan

Đậu hà lan là loại thực phẩm rất quen thuốc hiện nay, nó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng bởi nó cung cấp lượng lớn vitamin C, K1, B, acid folic…tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong đậu hà lan lại có chứa các thành phần làm kích hoạt các protein, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể. Mà khi lượng protein được chuyển hóa mạnh sẽ càng sinh ra nhiều acid uric hơn, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là tái phát dù đã chữa khỏi bệnh. Chính vì thế khi đang mắc bệnh thì bạn cần tránh sử dụng thực phẩm này.

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, tương…)

Đậu nành và các chế phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ… mặc dù cực tốt cho sức khỏe con người thế nhưng chúng lại chứa nhiều đạm và dễ dàng gây tổn thương đến các đầu khớp nối với nhau trong cơ thể, gây ra cảm giác tê dại, đau nhức, nếu để lâu bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Giá đỗ

Giá đỗ là thực phẩm cực giàu dinh dưỡng, cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin khác nhau như vitamin B1, B2, C, E, các amino acid, protein, khoáng chất…tốt cho sức khỏe. Nhưng với người bị bệnh gout thì nên tránh xa giá đỗ bởi giá đỗ có chứa rất nhiều protein (ta gọi là đạm thực vật), nên có nhiều nhân purin – là thủ phạm gây ra bệnh gout. Vì vậy ở những người mà đang mắc bệnh mà tiếp tục ăn sẽ càng làm tăng nồng độ acid uric, khiến tinh thể urate lắng đọng nhiều hơn tại xương khớp, người bệnh sẽ thường xuyên phải gánh chịu những cơn đau nhức nghiêm trọng.

Nấm

Nấm cũng là thực phẩm giàu chất đạm hơn nhiều so với các loại rau của quả khác, vì thế đối với những người bị bệnh gout thì không hề có lợi bởi khi bạn ăn nhiều nấm sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh gout, khiến cho các chỉ số AU trong máu tăng cao, các triệu chứng bệnh cũng sẽ phát triển nặng hơn. Người đang trong giai đoạn điều trị mà ăn nấm sẽ khó chữa khỏi, thời gian điều trị lâu, thậm chí còn dễ tái phát sau điều trị.

Măng tây

Không chỉ giá đỗ, dọc mùng, đậu hà lan mà người bị gout cũng không nên ăn măng tây khi đang bị gout. Măng tay được xếp vào nhóm thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, mặc dù có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, giúp chống lão hóa và ngừa ung thư…nhưng nó lại chứa thành phần nhân purin cực kỳ cao, thậm chí là cao ở mức ngất ngửng (150mg/100g thực phẩm) khiến cho bệnh gout tiến triển mạnh hơn, vì thế bạn tuyệt đối không được ăn thực phẩm này.

Dọc mùng (bạc hà)

Dọc mùng hay còn gọi là rau bạc hà, là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích trong bữa ăn, thường dùng để nấu canh chua. Dọc mùng cực kỳ giàu dinh dưỡng như vitamin B2, PP, C, bột đường, kali, magie, sắt, canxi, protein…rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh gout thì lại khác, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều sẽ làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu khó kiểm soát hơn, thậm chí acid uric còn dễ kết tinh lại với nhau tạo nên các khối u tophi tại các khớp, khiến bệnh nhân thấy đau nhiều hơn, khớp sưng tấy hơn, vì thế bạn không nên ăn loại rau này.

Lời kết

Nếu Quý vị còn thắc mắc gì về bệnh chế độ dinh dưỡng của bệnh gout, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top