GọiĐặt hẹn

Bệnh gout là gì ?

Bệnh gout (tên gọi tiếng Anh), tiếng Pháp là goutte, tên Hán Việt là bệnh thống phong, là một loại viêm khớp thường gặp ở nam giới có tiền sử uống nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ giàu đạm, gia đình có người bị bệnh gout (di truyền) và ở nữ giới sau tuổi mãn kinh. Triệu chứng điển hình của bệnh gout là: sưng, nóng, đỏ, đau dữ dội tại khớp viêm.

bệnh gout là gì chữa bệnh gout tphcm phòng khám bệnh gout
Bàn tay nổi đầy u cục tophi của một bệnh nhân gout mạn tính.

1. Bệnh gout là gì ?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu (Acid uric là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể – chất purin có trong các tế bào của cơ thể) dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

2. Triệu chứng

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.

Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

3. Nguy cơ mắc bệnh

  • Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gou hơn phụ nữ, do cac gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gout như thường.
  • Các yếu tố có nguy cơ khác khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (Aspirin, thuốc lợi tiểu).

4. Chẩn đoán

Bệnh gout thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Cách thông thường để nhận biết đối với bệnh nhân xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên là cho uống Colchicine. Sau một vài giờ, thuốc có tác dụng giảm đau, thì có thể đó là gout.

Trong cơn gout cấp, nồng độ Acid uric máu có thể bình thường chứ không nhất thiết phải tăng cao. Do đó, không thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gout cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát nồng độ Acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở nồng độ Urat trong máu giảm.

5. Điều trị

  • Sau khi chẩn đoán bệnh gout được xác định, một số loại thuốc sẽ được chỉ định trong điều trị cơn gout cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gout cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine (chú ý colchicine có nhiều phản ứng phụ) dùng 2-3 lần / ngày, dùng càng sớm càng tốt. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gout. Nếu các cơn gout cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời.

6. Phòng tránh

  • Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gout cấp.
  • Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gout. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ.
  • Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,…) cũng có thể gây tăng Acid uric.
  • Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể … có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.

Lời kết

Nếu Quý vị có thắc mắc gì về bệnh gout, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Đặc biệt, nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gout, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top