GọiĐặt hẹn

Bệnh Gút có ăn được cá chép không

Bệnh Gút có ăn được cá chép  không?

Bệnh Gút có ăn được cá chép không thưa Bác sĩ? Em là bệnh nhân gút, em có tìm hiểu thông tin trên mạng để xem bệnh gút có ăn được cá chép không? Tuy nhiên thông tin cung cấp từ các nguồn lại không đồng nhất. Chỗ thì bảo bệnh gút ăn được cá nước ngọt bao gồm cá lóc, cá rô, cá điêu hồng, cá chép. Nơi thì lại bảo không ăn được. Em hoang mang quá vì không biết thông tin nào là chính xác. Mong Bs tư vấn giúp em. Cám ơn Bs, nguyenxuanquanghq…@gmail.com

Cá chép là loại cá nước ngọt, có thịt dai ngon và là món ăn bổ dưỡng cho phụ nữ mang thai, sau sinh, người mới ốm dậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Tuy nhiên bệnh gút có ăn được cá chép không thì mời bạn Xuan Quang và các quý vị có cùng chung câu hỏi theo dõi phần tư vấn của Bacsigut.com trong nội dung bài viết sau.

Công dụng của cá chép, thành phần của cá chép

Theo Y học cổ truyền, cá chép có vị ngọt, tính bình, thịt cá chứa nhiều đạm và vitamin. Cá chép có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa. Cá chép cũng có tác dụng tạo cảm giác thèm ăn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Về thành phần cá chép: 100 thịt cá chép có 17.6g protid, 4.1g lipid,vitamin A,B2,PP,E, nguyên tố vi lượng Mg, ZN, Fe

Những ai có thể dùng cá chép

Người có chứng ứ nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, bí tiểu, vàng da, phù thũng, thai nghén dùng cá chép rất tốt.

Người bị đàm nhiều, ứ tắc, ho suyễn khó thở, thai động bất an, thiếu sữa sau khi sinh cũng có thể dùng cá chép để điều trị kết hợp.

Cá chép cũng thích hợp cho người lớn tuổi, tẩm bổ cho phụ nữ sau khi sinh,

Vậy bệnh Gút có ăn được cá chép không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì người bị bệnh đang điều trị cơn gút cấp thì không nên ăn cá chép. Bởi cá chép là loại thực phẩm giàu đạm lại có chứa Purine.

Sau thời gian điều trị Gút cấp tính, người bệnh có thể ăn được cá chép với lượng vừa phải. Chỉ nên ăn cá chép 1 bữa / tuần và không nên ăn quá nhiều. Nên chế biến cá chép theo kiểu hấp, nấu canh, kho nhạt, không nên chiên xào, nhiều dầu mỡ.

Ngoài ra những người có bệnh sau cũng nên kiêng ăn cá chép

Bệnh nhân bị xuất huyết

Vì cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.

Người có cơ địa dị ứng.

Theo các bác sĩ của Viện Y Học Bản Địa – CN TP.HCM, cá chép có khả năng gây mẫn cảm đối với những người bị dị ứng cao hơn những loại cá khác, khiến cho tình trạng dị ứng dễ  trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, những người dễ  bị dị ứng cũng nên xem xét trước khi ăn cá chép..

Người bệnh gan, bệnh thận

Cá chép rất giàu chất đạm, người bệnh gan lại cần giảm lượng protein, lượng đạm ăn vào cơ thể hàng ngày không vượt quá ngưỡng cho phép. Vì thế người bệnh gan không nên ăn cá chép.

Người mắc bệnh sỏi thận, cũng không nên ăn cá chép. Bởi những bệnh nhân này, cần  kiểm soát lượng axit uric, nếu axit này tăng cao sẽ là nguyên nhân trình hình thành sỏi urat trong thận..

Cá chép cũng là thực phẩm giàu kali nên những bệnh nhân mắc các vấn đề về thận (suy thận) không nên ăn để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.

Lưu ý cuối cùng cho Bệnh nhân gút, cần chú trọng đến gan và thận

Gan và thận là hai cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị của bệnh nhân Gút:

–  Gan có vai trò cân bằng chuyển hóa chất đạm, đường, mỡ và cân bằng cơ chế tạo acid uirc. Bệnh nhân Gút cần có phác đồ điều trị theo cơ chế bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan. Sản phẩm Liverix-BC nên được bổ sung trong phác đồ điều trị Gút

– Thận có vai trò đào thải acid uric vì vậy cần có giải pháp để tăng cường chức năng thận, bảo vệ thận giảm bớt gánh nặng cho thận trong quá trình đào thải. Ngài tằm Obelisk được xem là sản phẩm bảo vệ thận rất tốt cho bệnh nhân Gút.

Lời kết:

Ăn uống khoa học, kết hợp lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, tránh căng thẳng, giữ cân nặng hợp lý, không nên thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái để có thể kiểm soát bệnh gút một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa bị gút thì một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp phòng tránh bệnh gút hiệu quả

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về bệnh gút, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân Gút, hãy liên hệ số Tổng đài tư vấn của Bacsigut.com để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (Tư vấn MIỄN PHÍ) – 0967888943

Nguồn : Bacsigut.com

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top