GọiĐặt hẹn

Bệnh Gút có ăn đựợc thịt vịt không?

Bệnh Gút có ăn đựợc thịt vịt không?

Bệnh Gút có ăn được thịt vịt không,  thưa Bác sĩ? Ba em bị bệnh gút đã nhiều năm nay, ăn uống kiêng khem nhiều thứ. Nhà em nuôi rất nhiều gà vịt, ba em cũng thích ăn thịt vịt, tìm hiểu trên internet, chỗ thì bảo ăn được, chỗ thì bảo không, nên em cũng hoang mang. Mong Bs tư vấn giúp ạ. Em cám ơn BS. Thaonguyen2003…@gmail.com

Cám ơn bạn Thảo Nguyên đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Y khoa Tâm Đức, thắc mắc của bạn cũng nằm trong nhóm câu hỏi về thực phẩm dành cho bệnh nhân gút mà Chuyên trang Y khoa Tâm Đức đã tư vấn trong các bài viết trước.

Để bạn có thể biết bệnh gút có ăn được thịt vịt không? Mời bạn và quý vị có cùng câu hỏi theo dõi phần tư vấn sau của Y khoa Tâm Đức ở nội dung bài viết dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng và công dụng của thịt vịt

Thịt vịt có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein cao hơn nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic…cũng  rất cao.

Theo Đông y thịt vịt tính hàn, có tác dụng tư âm, dưỡng vị. Thịt vịt chữa các chứng bệnh tiểu tiện bất lợi, nhiệt bệnh, hư lao, bổ ngũ tạng và thủy đạo. Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm nên những người dương hư tỳ nhược, ngoại cảm chưa khỏi hẳn tạm thời chưa nên ăn.

Theo các tài liệu y thư cổ, thịt vịt được coi là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hoà ngũ tạng, lợi thuỷ, trừ nhiệt, bổ hư. Sách Nhật dụng bản thảo còn cho rằng thịt vịt giúp nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch, trấn định tâm thần. Thịt vịt thiên về bổ dương nên nam giới ăn sẽ bổ hơn phụ nữ.

                Người bệnh gút không nên ăn thịt vịt

Thịt vịt là loại thực phẩm bổ dưỡng, có công dụng tốt với một số bệnh. Tuy nhiên bệnh gút có ăn được thịt vịt không lại là vấn đề khác. Có rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh khác nhưng bệnh gút lại không dùng được.

Bệnh Gút có ăn được thịt vịt không?

Gút là bệnh gì?

Gút là căn bệnh hình thành do sự lắng đọng acid uric trong khớp, khi acid uric tăng cao và không được đào thải qua thận sẽ dần tích tụ lại gây ra tình trạng viêm khớp do các tinh thể muối urat hình kim sắc nhọn. Gút thường xuất hiện ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau rất khó chịu cho người bệnh.

       Tăng acid uric không được kiểm soát gây lắng đọng tinh thể Urat tại khớp – nguyên nhân gây nên bệnh gút

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Gút.

Bệnh gút hình thành do một số nguyên nhân sau:

– Những rối loạn về gen

– Hội chứng tăng sản xuất acid uric nhưng giảm đào thải acid uric do chức năng thận suy yếu  bệnh bạch cầu cấp, dùng các thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các bệnh ác tính, thuốc kháng lao…

Các Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút.

– Yếu tố di truyền.

– Chế độ dinh dưỡng nhiều purin.

– Ít vận động, uống thiếu nước.

– Nam giới mắc bệnh gút nhiều hơn nữ.

– Tuổi cao cũng có nguy cơ mắc bệnh gút hơn.

Như vậy chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút.

Vậy Bệnh Gút có ăn được thịt vịt không?

Thịt vịt tuy là thực phẩm bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng nhưng lại là thực phẩm không được khuyên dùng với bệnh nhân gút.

Theo phân tích từ các chuyên gia y tế của Viện Y học Bản Địa Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM thì đối với bệnh nhân gút thịt vịt là loại thực phẩm hết sức hạn chế sử dụng cho bệnh nhân gút.

Nguyên nhân bệnh nhân gút không nên ăn thịt vịt do thịt vịt  nằm trong nhóm thực phẩm giàu đạm và giàu purin có thể làm tăng acid uric máu, nguyên nhân gây và tái phát cơn gút cấp, khiến bệnh gút có nguy cơ tiến triển năng hơn.

Ngoài ra bệnh nhân gút cũng nên bổ sung thêm đạm từ nguồn thực phẩm khác, tuy nhiên phải chọn lựa thật hợp lý và đúng cách. Chế độ ăn cho người bệnh gút phải giúp cân bằng tổng hợp acid uric vừa tăng khả năng đào thải acid qua thận.

Chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo, ngăn chặn các cơn đau gút cấp tính.

Lưu ý cuối cùng cho Bệnh nhân gút, cần chú trọng đến gan và thận.

Gan và thận là hai cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị của bệnh nhân gút:

–  Gan có vai trò cân bằng chuyển hóa chất đạm, đường, mỡ và cân bằng cơ chế tạo acid uirc. Bệnh nhân gút cần có phác đồ điều trị theo cơ chế bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan. Sản phẩm Liverix-BC nên được bổ sung trong phác đồ điều trị Gút

– Thận có vai trò đào thải acid uric vì vậy cần có giải pháp để tăng cường chức năng thận, bảo vệ thận giảm bớt gánh nặng cho thận trong quá trình đào thải. Ngài tằm Obelisk được xem là sản phẩm bảo vệ thận rất tốt cho bệnh nhân gút.

Lời kết:

Ăn uống khoa học, kết hợp lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, tránh căng thẳng, giữ cân nặng hợp lý, không nên thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái để có thể kiểm soát bệnh gout một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa bị gút thì một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp phòng tránh bệnh gút hiệu quả.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh gút có ăn được thịt vịt được không hoặc cần tư vấn về bệnh gút, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút, hãy liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (Tư vấn MIỄN PHÍ) – 0967888943

Nguồn : Y khoa Tâm Đức

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top