GọiĐặt hẹn

Bệnh Gút có kiêng rau muống không

Bệnh Gút có kiêng rau muống không, thưa Bác sĩ? Tôi là bệnh nhân gút, đi khám bác sĩ dặn phải kiêng khem đủ thứ, về nhà chả biết chọn lựa thực phẩm ra sao. Mong Bs tư vấn giúp. Lehoang74…@gmail.com.

Chào bạn Lê Hoàng, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa, chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến diễn tiến của bệnh. Để có thể hiểu rõ bệnh gút có kiêng rau muốn không. Mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau của chuyên mục Y khoa Tâm Đức.

Rau muống là một loại rau phổ biến và thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình người Việt. Rau muống cũng như các loại thực phẩm khác đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình điều trị của người bệnh gút.  

Thành phần dinh dưỡng của rau muống.

Rau muống là loại cây mọc bò trên cạn hoặc mặt nước. Ở Việt Nam raumuống có hai loại trắng ở trên cạn và rau muống tía ở mặt nước. Rau muống có thể được trồng hoặc mọc tự nhiên.

Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng rất cao: trong đó có khoảng 100mg% canxi, 37mg% phốtpho, 1,4mg% sắt. Các vitamin gồm có 2,9% caroten, 23mg% vitamin C, 0,10mg% vitamin B1 , 0,7% vitamin PP, 0,09mg% vitamin B2. Ngoài ra rau muống còn chứa nhiều chất nhầy.

Rau muống có thể được chế biến thành nhiều món trong bữa ăn của người Việt như: luộc, xào, nấu canh, trộn gỏi, nhúng lẩu,…

Bệnh Gút và những yếu tố nguy cơ trong chế độ ăn uống.

Theo các kết quả nghiên cứu từ Viện Y học Bản địa Việt Nam – Chí nhánh TP.HCM, có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gút, nếu cơ thể càng có nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng tiến triện bệnh gút càng cao.

Một trong những yếu tố nguy cơ là chế độ ăn uống, trong đó chế độ ăn nhiều purin có thể dẫn đến tăng acid uric.

Như vậy chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gút.

Vậy bệnh gút có kiêng rau muống không?

Rau muống không phải nhóm thực phẩm giàu đạm nhưng lại chứa nhiều purin nên không tốt cho người bệnh gút hoặc đang tăng acid uric máu. Rau muống có thể gây kích hoạt phản ứng viêm, rất dễ làm tăng nguy cơ tái phát một cơn đau gút cấp tính.

Hơn nữa, trong rau muống còn chứa hàm lượng oxalat khá cao, chất này khi vào cơ thể có thể gây kết tủa ở thận, tăng nguy cơ sỏi thận, sỏi niệu đạo.

Bệnh gút cũng có thể làm tăng nguy cơ kết tủa tinh thể muối urat, tạo sỏi thận. Vì thế, những người bị bệnh gút khi ăn rau muống sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.

Rau muống có tính chất kích thích tái tạo tế bào da nên rau muống có thể gây ra sẹo lồi đối với những vết thương hở, vết thương ngoài da. Nếu người bị gút mạn tính đã có tophi thì càng không nên ăn rau muống vì dễ gây ra biến chứng, khiến bệnh càng khó điều trị hơn.

Ngoài ra bệnh nhân gút cũng nên bổ sung thêm đạm từ nguồn thực phẩm khác, tuy nhiên phải chọn lựa thật hợp lý và đúng cách. Chế độ ăn cho người bệnh gút phải giúp vừa cân bằng tổng hợp acid uric vừa tăng khả năng đào thải acid qua thận.

Chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh gút và các bệnh mạn tính kèm theo, ngăn chặn các cơn đau gút cấp tính.

Lưu ý cuối cùng cho Bệnh nhân gút, cần chú trọng đến gan và thận.

Gan và thận là hai cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình điều trị của bệnh nhân gút:

–  Gan có vai trò cân bằng chuyển hóa chất đạm, đường, mỡ và cân bằng cơ chế tạo acid uirc. Bệnh nhân gút cần có phác đồ điều trị theo cơ chế bảo vệ tế bào gan, tăng cường chức năng gan. Sản phẩm Liverix-BC nên được bổ sung trong phác đồ điều trị gút.

– Thận có vai trò đào thải acid uric vì vậy cần có giải pháp để tăng cường chức năng thận, bảo vệ thận giảm bớt gánh nặng cho thận trong quá trình đào thải. Ngài tằm Obelisk được xem là sản phẩm bảo vệ thận rất tốt cho bệnh nhân gút.

Ngài tằm Obelisk tăng thải Acid uric tại thận

Lời kết:

Ăn uống khoa học, kết hợp lối sống lành mạnh, tăng cường vận động, tránh căng thẳng, giữ cân nặng hợp lý, không nên thức khuya, giữ tinh thần luôn thoải mái để có thể kiểm soát bệnh gút một cách tốt nhất. Nếu bạn chưa bị gút thì một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp phòng tránh bệnh gút hiệu quả.

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh gút  ăn rau muống không hoặc cần tư vấn về bệnh gout, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gút, hãy liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (Tư vấn MIỄN PHÍ) – 0967888943

Nguồn : Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top