GọiĐặt hẹn

Bệnh Gút cữ ăn gì

Bệnh Gút cữ ăn gì ?

Bệnh Gút cữ ăn gì? Tiêu chuẩn vàng của vũ khí dinh dưỡng nhằm đẩy lùi gút là tránh thực phẩm giàu purin, tiền chất cơ bản của axit uric. Bệnh nhân Gút có chế độ ăn hợp lý sẽ làm hạn chế các nguyên nhân gây tăng acid uric. Thực phẩm giàu đam, giàu purin không chỉ có trong động vật mà còn có cả trong một số thực vật.

Mời quý vị cùng Y khoa Tâm Đức tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề Bệnh Gút cữ gì trong nội dung bài viết dưới đây.

Những nhóm thực phẩm người bệnh gút cần kiêng cữ.

Thực phẩm giàu đạm .

Thực phẩm giàu đạm là cách nhận biết chung nhất cho nhóm thực phẩm có purin cao. Kế hoạch thực đơn chung là giảm ăn với nhóm 50mg% purin trong 100g thực phẩm,  tránh xa nhóm trên 150mg% purin.

Tránh tuyệt đối óc heo, gan, cật heo, sò biển, cá cơm, cá trích,.. nấm rơm, nấm hương, măng tây. Những thực phẩm này có trên 150mg% purin.

Giảm ăn ít đối với nhóm thịt bò, thịt gà có màu đỏ, thịt chó, thịt trâu, tôm, cua cá ốc.

Giảm nhiều đối với tôm hùm, cua bể, mực, sứa, lươn, chạch, cá biển.

Nhóm thực vật nên tránh.

Các loại họ đậu. Các chế phẩm từ đậu như: đậu phụ, đậu hũ, sữa đậu nành, mầm giá đỗ. Súp lơ, cải bó xôi, bắp cải, bí ngô. Nhóm thực phẩm này có chứa khoảng 50mg% purin.

Nhóm thực phẩm béo.

Chất béo cung cấp năng lượng cần thiết cho cấu tạo tế bào và hoạt động sống. Bệnh nhân Gút có thể dùng dầu, mỡ và bơ. Trong đó mỡ dùng với lượng vừa phải, ưu tiên dùng dầu nhiều hơn. Tổng lượng chất béo không nên vượt quá 20% tổng giá trị dinh dưỡng. Ngưỡng tốt nhất dao động từ 15-20%

Nên tránh các loại dầu hạt hướng dương, dầu đậu nành vì những hạt này có hàm lượng purin nằm trong khoảng 50mg.

Nên chọn: dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng .

Nhóm thực phẩm bột đường.

Đây là nhóm cung cấp năng lượng cho cơ thể, chiếm tỉ trọng cao nhất và nhiều nhất trong chế độ ăn của bệnh nhân gút.

Nên ăn cơm, mì, phở, bún, ngô, khoai. Các loại thực phẩm bột đường đa phần có hàm lượng purin dưới 20mg%. Vì thế, rất an toàn cho bệnh nhân gút , với mức purin như vậy, cơ thể có thể thải ra ngoài một cách dễ dàng và không gây ra cơn gút cấp. Tổng giá trị dinh dưỡng của bột đường nằm trong khoảng 70% tổng giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

Nhóm rau củ quả.

Bệnh nhân gút có thể sử dụng hầu hết các loại rau củ theo nhu cầu cơ thể, trừ các thực phẩm họ đậu, nấm, cải bó xôi, súp lơ, bắp cải, bí ngô và măng , đặc biệt là măng tây.

Về thức uống.

Bệnh nhân Gút không nên uống bia, rượu vì bia có nhiều purin còn rượu có hại cho đào thải acix uric uric nên cần giảm rượu với mức tối đa. Cà phê, trà là các thức uống có chứa xanthin – tiền chất trung gian tạo ra axit uric. Vì thế, hai thức uống này cũng cần hết sức hạn chế.

Vậy Bệnh nhân Gút nên ăn gì, uống gì?

Bệnh nhân Gút nên ăn các loại thịt có màu trắng, cá đồng, thịt gà cũng là món ăn được khuyến khích cho bệnh nhân Gút vì trong thịt gà có một lượng chất khoáng phốt pho giúp cho xương chắc khỏe, hỗ trợ khả năng bài tiết cho gan và thận. Trong thit gà có Selenium, có tác dụng ngăn ngừa kết tủa axit uric. Bệnh nhân Gút nên ăn thịt gà luộc hấp, tránh chiên xào nhiều dầu mỡ. Hạn chế thịt đùi có màu đỏ nên ăn lườn gà, ức gà.

Bệnh nhân Gút cũng có thể ăn được trứng, trứng có nhiều chất dinh dưỡng như: Omega 3, axit folic, magie… rất tốt cho sức khỏe. Bệnh nhân Gút nên ăn trứng dưới dạng luộc, hấp, tuyệt đối không nên ăn trứng đang trong giai đoạn phát triển thành phôi như trứng lộn.

Sữa cũng là loại thực phẩm bổ dưỡng cho bệnh nhân Gút bởi vì trong sữa có nhiều chất có tác dụng ngăn ngừa bệnh gút. Những chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua cũng rất tốt cho bệnh nhân đang điều trị Gút vì có chứa axit orotic làm giảm sự tái hấp thu axit uric, thúc đẩy sự bài tiết axit uric qua thận.

Bổ sung từ 1 đến 3 cốc sữa mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng axit uric trong máu. Sữa còn có các protein là casein và lactalbumin giúp hạ urat cấp tính, tăng đào thải tiền chất urat là  axit uric. Glycomaropeptide trong sữa có tác dụng ức chế và kháng viêm đối với các tinh thể urat monosodium trong ổ khớp, giúp giảm đau hiệu quả. Ngoài ra sữa được xếp vào nhóm thực phẩm với hàm lượng purin thấp, giàu canxi và các khoáng chất rất tốt cho hệ xương khớp. Người bệnh gút nên uống sữa mỗi ngày để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh. Tuy nhiên sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành người bệnh gút tuyệt đối không nên dùng.

Các loại rau như:

Su hào, rau muống, rau đay, rau ngót, rau dền, bí xanh, cà rốt, su su, … là những loại có hàm lượng purin thấp, chỉ dao động khoảng 20-25mg%. Do đó giúp hạn chế gây ra cơn gút cấp.

Tăng cường các loại rau củ có nhiều chất xơ như:củ cải trắng, dưa leo, cải bẹ xanh, cà tím, bí đỏ, rau cần tây,…Chất xơ sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu chất đạm và làm giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng giúp giảm sự hình thành ait uric.

Các loại quả như:

Dưa hấu, dâu tây, táo, lê, nho, việt quất,..là những loại quả giàu dinh dưỡng, chất xơ, chất chống oxy hóa và có hàm lương purin thấp giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gút hiệu quả.

Người bệnh Gút uống nước gì?

Ngoài ra người bệnh Gút cũng nên uống đủ số lượng nước và chia đều trong ngày, tốt nhất là nước khoáng kiềm, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Kết hợp các loại thảo dược.

Tăng cường chức năng gan giúp cân bằng nồng độ acid uric. Tăng cường chức năng thận giúp đào thải axit uric.

Sản phẩm đang được xem là đạt hiệu quả cao giúp cân bằng  và đào thải axit uric là Ngài tằm Obelisk và Liverix BC.

Lời kết.

Trên đây là tóm tắt một số thông tin về Bệnh Gút cữ ăn gì để có thể hỗ trợ trong quá trình điều trị giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh Gút.

Nếu quý vị vẫn còn thắc mắc Bệnh Gút cữ ăn gì hoặc cần tư vấn về phác đồ điều trị gút, xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (Tư vấn MIỄN PHÍ) – 0967888943

Nguồn : Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top