GọiĐặt hẹn

Bệnh Gút giả

Bệnh Gút giả.

Bệnh Gút giả dấu hiệu như thế nào? Thưa Bác sĩ, tôi có một số triệu chứng hoàn toàn giống bệnh gút, nhưng khi đi khám thì Bác sĩ lại chẩn đoán là bệnh gút giả. Mong Bác sĩ tư vấn giúp. Chuongnguyen..92@gmail.com.

Bệnh gút giả, nếu không thực hiện đúng các chỉ định cận lâm sàng như soi dịch khớp, chụp X Quang khớp thì sẽ dễ chẩn đoán nhầm với bệnh gút hoặc bệnh khớp khác.

Người bệnh nếu không được điều trị đúng phác đồ sẽ dẫn tới thoái hóa khớp nặng, viêm khớp mạn và tàn tật.

Để có thêm kiến thức về bệnh gút giả, mời anh Chuong Nguyen cùng Y khoa Tâm Đức đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết sau.

Bệnh Gút giả là gì.

Gút giả  hay còn gọi là bệnh CPPD cũng là một bệnh lý khớp do vi tinh thể bao gồm viêm khớp và viêm quanh khớp, đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp xương, khớp phổ biến nhất vẫn là khớp gối.

Bệnh thường phát triển từ một khớp và khi khởi phát khá đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên, nó ít đau đớn hơn đợt tấn công của bệnh gút cấp tính. Gút giả khi khởi phát thường kéo dài từ vài ngày đến hai tuần

Khác với bệnh gút nguyên nhân gây viêm là do tinh thể muối urat natri hình kim sắc nhọn thì bệnh gút giả là do sự lắng đọng tinh thể calci pyrophosphate, calci apatit, calci oxalat và một số loại vi tinh thể khác. Bệnh gút và bệnh gút giả có biểu hiện lâm sàng rất giống nhau, gây viêm khớp và phần mềm quanh khớp.

Bệnh gút giả là bệnh viêm khớp do vi tinh thể Calci

Những ai thường mắc bệnh gút giả.

Tỷ lệ mắc bệnh  thường tăng theo tuổi, khoảng 10-15% số người mắc bệnh ở độ tuổi từ 65-70 tuổi. Khoảng 30-50%số người mắc bệnh trên 85 tuổi.

Tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn nữ giới khoáng 1.5 lần, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với bệnh gút.
Tương tự bệnh gút, bệnh gút giả cũng có mối liên quan chặt chẽ tới một số bệnh rối loạn chuyển hoá. Bệnh lý thường gặp đi kèm bao gồm các bệnh cường cận giáp, nhiễm sắt (hay gặp nhất), ngoài ra các bệnh khác như suy giáp, hạ magne máu, hạ phosphat máu, bệnh amyloid, bệnh nhiễm hemosiderin…

Bệnh còn liên quan tới tình trạng di truyền ; tuổi tác và tình trạng chấn thương, sau phẫu thuật. Bệnh cũng có thể xuất hiện sau dùng etidronate là một thuốc điều trị bệnh loãng xương hoặc sau chụp mạch.

Chẩn đoán bệnh Gút giả.

Bệnh gút giả thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm calcium pyrophosphate. Soi tìm tinh thể calci pyrophospat bằng kính hiển vi lưỡng chiết quang thấy có hình thoi, ngắn, tù hai đầu, không chuyển màu khi thay đổi góc nhìn (khác với tinh thể urat trong bệnh gút có hình kim, hai đầu nhọn sắc, chuyển màu từ vàng sang xanh khi thay đổi góc nhìn). Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định bệnh CPPD. Xquang điển hình trong bệnh CPPD là hình ảnh lắng đọng tinh thể CPP thành đốm hoặc thành dải ở sụn khớp hoặc sụn chêm. Ngoài ra bệnh thường có thoái hoá nhiều khớp hoặc có lắng đọng calci ở phần mềm, bao khớp, gân, bao gân, dây chằng. Cần tìm các bệnh lý kèm theo đặc biệt bệnh tuyến giáp, cận giáp, định lượng Magne, Calci, sắt huyết thanh.

Điều trị bệnh Gút giả.

Điều trị đợt cấp của bệnh gút giả giống như trong điều trị bệnh gút: hút dịch khớp đơn thuần hoặc phối hợp hút dịch với tiêm corticoid tại chỗ. Các thuốc chống viêm không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam… có tác dụng tốt. Colchicin cũng được dùng và cho hiệu quả tích cực trong cả cơn cấp cũng như trong dự phòng đợt viêm tái phát. Trường hợp viêm nhiều khớp nặng không đáp ứng với các thuốc trên có thể dùng thuốc chống viêm nhóm steroid ngắn ngày nhưng cần có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Một điều cần lưu ý là khác với bệnh gút giả không có điều trị nào có thể lấy bỏ các tinh thể calcium pyrophosphate ra khỏi sụn và màng hoạt dịch khớp.

Mặc dù không có các biện pháp dự phòng đặc hiệu cho bệnh gút giả nhưng việc điều trị tốt các bệnh kèm theo như cường cận giáp, nhiễm sắt… cũng góp phần giảm các đợt tái phát bệnh. Một số bệnh nhân có tổn thương ở khớp lớn, giảm chức năng vận động nặng cần can thiệp ngoại khoa thay khớp nhân tạo  .

Bên cạnh uống thuốc, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Khác với bệnh gút thì bệnh giả gút không cần chế độ ăn kiêm khem, giảm đạm, giảm purin giống như bệnh nhân gút.

Ngoài ra, nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức; không quá âu lo, phiền muộn; tập luyện thể dục thể thao vừa sức . Nên thăm khám tầm soát bệnh định ký  bởi Bác sĩ chuyên khoa

Lời kết:

Dù là bệnh gút giả hay bệnh gút thì người bệnh cũng không nên lơ là, chủ quan không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, các biểu hiện của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu Quý vị còn thắc mắc về  dấu hiệu bệnh gút giả hoặc phác đồ điều trị, xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943.

Nguồn: Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top