GọiĐặt hẹn

Bệnh gút giai đoạn cuối

Bệnh gút giai đoạn cuối là gì?

Bệnh gút thường được chia thành 4 giai đoạn, dù là giai đoạn đầu hay giai đoạn cuối thì việc tuân thủ điều trị cùng các chế độ, ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý cũng đều rất quan trọng.

Bệnh gút hoàn toàn có thể khỏi được nếu người bệnh tuân thủ điều trị.

Bệnh Gút được chia thành 4 giai đoạn:

Giai đoạn 4 hay còn gọi là giai đoạn cuối: Đậy là giai đoạn Gút mạn có tophi.

Đây chính là giai đoạn cuối của bệnh gút, các tinh thể urat hình kim điển hình bám chặt vào mặt khớp. Theo thời gian, các tinh thể muối urat lắng đọng tạo thành các dạng hạt làm cho các cơn đau tăng nhanh theo từng đợt, sau đó là xuất hiện các đợt viêm khớp liên tục, gây biến dạng khớp,  phá hủy các khớp, đồng thời các mô xung quanh cũng bị tổn thương khiến người bệnh trở nên tàn phế, chân tay biến dạng. Giai đoạn này bệnh gút tiến triển rất nhanh. Nếu người bệnh mới bắt đầu điều trị ở giai đoạn này thì bệnh gút trở nên phức tạp và khó kiểm soát, nguyên nhân là do các biến chứng tác động vào cơ thể, khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

Bệnh gút ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Những bệnh nhân đã có nhiều biến chứng, để có kết quả điều trị tốt, yêu cầu người bệnh phải kiểm soát một cách chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt từ việc dùng thuốc, ăn uống và chế độ sinh hoạt vận động.

Trước khi bước vào giai đoạn cuối, bệnh gút sẽ tiến triển dần qua từng giai đoạn.

Sau đây là các giai đoạn của bệnh gút trước khi chuyển qua giai đoạn cuối.

Bệnh Gút giai đọab cuối biến chứng gây viêm và phá hủy khớp khiến người bệnh mất dần khả năng vận động

Giai đoạn đầu: tăng acid uric máu không triệu chứng.

Bệnh gút giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có kết quả xét nghiệm máu với nồng độ acid uric tăng cao, lúc này chưa có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nhức.

Ở giai đoạn này yêu cầu điều trị với người bệnh chưa thực sự cần thiết, tuy nhiên hoàn toàn không được chủ quan mà cần tầm soát và theo dõi thường xuyên.

Giai đạn đầu của bệnh gút là giai đoạn tăng Acid uric không triệu chứng

Giai đoạn 2: Gút cấp tính.

Ở giai đoạn này, tinh thể muối urat đã tích tụ tại các khớp và lắng đọng thành mảng gây nên những cơn đau kèm theo hiện tượng sưng khớp và nóng đỏ. Triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau này bùng phát rất nhanh và gây đau dữ dội trong vòng 6 đến 24h,  đây chính là “đợt tấn công của gút” , các triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 10 ngày, hết đợt viêm những khớp đã từng đau sẽ có cảm giác bình thường trở lại và cơn đau biến mất hoàn toàn khiến người bệnh lơ là chủ quan. Đây là  giai đoạn người bênh cần chú trọng cân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt để giữ  cho nồng độ acid uric luôn dưới ngưỡng 6 mg/dl.

Giai đoạn 3: Giai đoạn có tổn thương khớp giữa các đợt gút cấp:

Kế từ lúc cơn gút cấp đầu tiên xuất hiện cho tới gian đoạn này thường cách nhau từ 5 đến 10 năm tùy  theo thể trạng và chế độ ăn uống của từng người, Giai đoạn này các đợt tấn công của gút không thường xuyên và theo chu kỳ giống như giai đoạn trước, người bệnh sẽ không có cảm giác đau, chức năng hoạt động của các khớp hoạt động bình thường, Các tinh thể urat vẫn tiếp tục tích tụ hình thành và lắng đọng trong các khớp. Cơn đau sẽ được kiểm soát nếu duy trì acid uric ở mức 6.0 mg/dl.

Song song với việc dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ưu tiên chọn thức ăn dễ tiêu; cũng tránh kiêng khem quá mức dẫn đến suy kiệt cơ thể; tuyệt đối không nên dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, nội tạng động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất.

Ngoài ra, nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức; không quá lo âu, phiền muộn; tập luyện thể dục thể thao . Nên thăm khám sớm bởi Bác sĩ chuyên khoa

Lời kết:

Khi tăng axit uric cần chữa trị kịp thời đúng cách, tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là nhóm người cần được kiểm soát tăng axit uric thường xuyên là : người thừa cân, béo phì; tim mạch, huyết áp cao; người thường xuyên sử dụng rượu bia; tiểu đường, người thường xuyên thức đêm; người sử dụng dài ngày nhóm thuốc aspirin; thuốc lợi tiểu,…

Bệnh gút cho dù là giai đoạn đầu thì người bệnh cũng không nên chủ quan, cần chủ động tầm soát bệnh và tuân thủ điều trị nếu có chỉ định của bác sĩ.

Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc cần tư vấn bệnh gút giai đoạn cuối. Xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Nguồn: Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top