GọiĐặt hẹn

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Chữa bệnh gút bằng lá tia tô có thực sự hiệu quả ? Đây là câu hỏi mà Y khoa Tâm Đức đã nhận được từ rất nhiều quý vị của khắp các tỉnh thành Việt Nam. Các thông tin chữa bệnh gút bằng lá tía tô hầu như đều do người bệnh tìm hiểu thông tin qua internet. Để có thể hiểu rõ hơn về công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh gút. Mời quý vị cùng Y khoa Tâm Đức đi tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Tía tô là cây gì?

Tía tô là một loại gia vị có công dụng chữa cảm, nhức mỏi, ho suyễn, an thai

Tía tô là cây thân thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có lông nhám. Hoa nhỏ mọcở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối. Quả bé, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.

Trong y học cổ truyền tía tô được dùng như một vị thuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt có chứa tinh dầu có tính nhanh khô , giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Lá và cành tía tô còn được dùng làm thuốc an thai.

Bệnh gút là gì?

                                          Hình ảnh tinh thể urat lắng đọng tại khớp

Gút là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Axit uric máu, nếu không được đào thải sẽ dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp.

Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của cơn viêm gút cấp thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại với tần suất ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là  tophi xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh Gút không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong cho bệnh nhân gút. Tuy nhiên theo kết quả từ nhiều nghiên cứu dịch tễ đã thống kê về những biến chứng của bệnh gút. Bệnh Gút còn là tác nhân gây nguy cơ tim mạch, tăng tỷ lệ tử vong do tim mạch từ 30-50% tùy vào mức độ của bệnh. Bệnh Gút luôn gắn liền với nhóm bệnh lý rối loạn chuyển hóa như: suy thận, rối loạn mỡ máu,  tiểu đường type 2, cao huyết áp, thừa cân, béo bụng một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong do tim mạch, tai biến mạch mạch máu não (Richette & Bardin, Lancet 2010; 375 (9711):318-28). Ngoài ra  bệnh nhân gút cũng có nguy cơ cao về suy giảm chức gan do phải sử dụng một số nhóm thuốc trong quá trình điều trị .

Thoái hóa khớp, biến dạng khớp, mất chức năng vận động do những cục tophi gây ra cũng là nguy hiểm của bệnh gút

Do đó, để ngăn chặn bệnh Gút tiến triển, ngăn chặn các biến chứng do bệnh Gút gây ra. Tất cả mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và tuân theo chỉ định của bác sỹ trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh Gút biến chứng gây viêm và phá hủy khớp khiến người bệnh mất dần khả năng vận động

Bệnh Gút và cách điều trị.

Bệnh Gút là căn bệnh đã được biết đến từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên nhưng cho đến nay vẫn chưa có một loại thuốc nào được xem là thuốc đặc hiệu điều trị Gút.

Bệnh Gút là bệnh liên quan đến chức năng chuyển hóa của gan và thải trừ axit uric qua thận. Các thuốc điều trị Gút thông thường chỉ đơn thuần là hạ axit uric và kháng viêm giảm đau để giải quyết triệu chứng của các cơn gút cấp.

Chữa bệnh Gút bằng lá tía tô có hiệu quả không?

Lá tía tô cũng là một trong các vị thuốc đông y. Theo đông y các vị thuốc nam có thể chữa các bệnh tê thấp và đau nhức. Tuy nhiên tác dụng đó chủ yếu là hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức của bệnh tê thấp và các vấn đề xương khớp. Để duy trì nồng độ axit uric ở ngưỡng an toàn, kháng viêm, giảm đau cho bệnh nhân đang có cơn gút cấp vẫn cần có sự can thiệp của thuốc tây.

Bệnh nhân gút khi gặp phải tình trạng tê buồn và đau nhức vẫn có thể sử dụng các vị thuốc nam để hỗ trợ giảm gánh nặng của bệnh gút.

Ngoài ra mục tiêu điều trị dự phòng cơn gút cấp là cân bằng nồng độ axit uric máu, ngăn lắng đọng urat trong mô và tổ chức từ đó hạn chế được các cơn gút cấp tái phát. Ngăn chặn tiến triển gút mạn tính.

Có một vài tài liệu của Nhật có viết về cách chữa bệnh gút bằng lá tía tô. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một đề tài khoa học nào công bố về công dụng của lá tía tô trong điều trị bệnh gút.

Vì vậy khi người bệnh có các triệu chứng mắc bệnh gút cần đi đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh tiến triển gút mạn tính và các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị Gút mạn tính.

Mục tiêu điều trị gút mạn tính là điều trị giảm axit uric máu để tránh biến chứng suy thận . Sử dụng nhóm  thuốc ức chế tổng hợp axit uric kết hợp tăng cường chức năng gan để cân bằng chuyển hóa axit uric. Có thể dùng thuốc chống viêm không steroid với những bệnh nhân viêm khớp đang tiến triển.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn , tình trạng suy thận tiềm ẩn, tăng  huyết áp, sỏi thận,…

Với tophi quá to gây cản trở vận động có thể tiểu phẫu cắt bỏ đặc biệt tôphi ở ngón chân cái không đi giày được, ở khuỷu tay khó mặc áo,…

Lời kết.

Như đã trình bày ở trên, hiệu quả điều trị gút bằng lá tía tô đến nay chưa có thông tin khoa học rõ ràng. Còn với thuốc nam không có công dụng trực tiếp trong điều trị cơn gút cấp, nhưng có hiệu quả trong việc tăng cường chức năng gan và thận để cân bằng chuyển hóa axit uric và tăng đào thải ở thận.

Hiên nay phác đồ điều trị Gút hữu hiệu nhất vẫn là kết hợp giữa thuốc tây và thảo dược.

Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, Y khoa Tâm Đức đã giúp quý vị có được kiến thức chữa bệnh gút và có thể lựa chọn cho mình một phác đồ điều trị bệnh gút hiệu quả nhất.

Nếu Quý vị còn thắc mắc hoặc cần tư vấn về bệnh gút và cách điều trị , xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943

Nguồn: Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top