GọiĐặt hẹn

Người mắc bệnh gan cần lưu ý gì về chế độ ăn uống trong dịp Tết ?

Tết đến mang theo không khí đoàn tụ, ấm áp, tươi vui, nhưng cũng chính là lúc sức khỏe dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống thất thường, không hợp lý, đặc biệt là với những người mắc bệnh gan. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp tới các bạn những hướng dẫn cần thiết về chế độ ăn uống ngày Tết cho người mắc bệnh gan.

che do an uong ngay tet cho nguoi mac benh ganche do an uong ngay tet cho nguoi mac benh gan
Những món ăn ngày Tết thường cung cấp rất nhiều năng lượng. Hình ảnh minh họa.

Một chế độ ăn hợp lý đối với những người mắc bệnh gan là một chế độ ăn giúp cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cơ thể, đồng thời không làm tăng gánh nặng cho gan. Trong dịp Tết, do bị mời ép nhiều nên không ít bệnh nhân ăn uống quá độ hoặc ăn những món không phù hợp, khiến các bệnh về gan bộc phát mạnh hơn…

Đối với bệnh viêm gan do virus (Viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C): Ngay cả khi không phát bệnh, người nhiễm virus viêm gan vẫn phải cẩn thận, vì sự quá chén hay ăn uống không hợp lý có thể tạo điều kiện cho virus đột phá, gây viêm gan.

Đối với người có bệnh gan mạn tính, điều cần lưu ý đầu tiên trong ngày Tết là phải tiếp tục duy trì việc kiêng rượu, nhất là các loại rượu nặng. Không nên vì cả nể hoặc ham vui mà quên mất bệnh tật của mình. Đối với rượu vang hay bia, có thể dùng để khai vị nhưng không nên uống nhiều (tối đa 1 lon bia hoặc 1-2 chén nhỏ rượu vang mỗi ngày), cũng không nên uống đều đặn tất cả các ngày.

Các món ăn giàu mỡ – vốn rất nhiều trong dịp Tết – cũng không có lợi cho người mắc bệnh gan. Những người đã và đang bị phù (hoặc cổ trướng) vẫn phải tiếp tục ăn nhạt.

Bánh kẹo ngọt cũng là loại thực phẩm mà những người bị tăng đường huyết hoặc gan nhiễm mỡ cần hạn chế, không ăn quá lượng kẹo đã được thầy thuốc quy định. Đối với người bị tăng đường huyết, để không làm giảm khẩu vị, có thể dùng các chất tạo ngọt không sinh năng lượng để cho vào cà phê, nước hoa quả và các thức ăn, đồ uống khác.

Cần bảo đảm đủ 50-60 g đạm mỗi ngày từ nguồn động vật (thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà vịt bỏ da, tôm cá) và thực vật. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều đạm vì lá gan bị bệnh sẽ không đủ khả năng chuyển hóa hết các chất này, gây khó tiêu và đầy bụng. Lượng amôniắc (chuyển hóa từ đạm) không được gan xử lý hết sẽ biến thành urê, gây tác hại cho cơ thể.

Riêng trường hợp mắc các bệnh gan có tính khu trú (như áp xe gan đã khỏi hoàn toàn, các u mạch và nang gan…) không cần quá kiêng cữ trong ăn uống vì các chứng này không làm thay đổi chức năng gan.

Người mắc bệnh gan phải cẩn thận hơn người bình thường trong việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết. Ở những người bị viêm gan mạn tính đang ổn định, các chứng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể gây ra một đợt tiến triển, có khi rất nặng. Những rối loạn về tiêu hóa cũng có thể làm cho bệnh xơ gan trở nên nặng hơn, gây phù hoặc cổ trướng.

Bên việc không sử dụng rượu bia, người mắc bệnh gan nên có chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng,… để đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình. Việc thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt có ý nghĩa quan trọng đối với những người có mắc bệnh gan, đặc biệt là bệnh gan mạn tính.

Nếu bạn còn điều gì chưa rõ về chế độ ăn uống dành cho người bệnh gan, bạn đừng ngần ngại gọi ngay tới Tổng đài tư vấn của Phòng khám chuyên khoa gan Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Nguồn: Theo sức khỏe đời sống

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top