GọiĐặt hẹn

Những dấu hiệu nhận biết gan đang bị tổn thương

Khi gan bị tổn thương, sự hấp thụ dinh dưỡng, thuốc và tất cả chuyển hóa trong cơ thể bị ảnh hưởng, gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe. Tuy nhiên, người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, để nhận biết gan khi nào bị tổn thương và để điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.

Những dấu hiệu nhận biết gan đang bị tổn thương
Gan bị tổn thương có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan

1. Gan bị tổn thương có nguy hiểm không?

Gan đóng nhiều vai trò quan trọng khác nhau trong việc bảo tồn sức khỏe của chúng ta. Gan cũng có thể bị tàn phá bởi độc tố, vi trùng, vi khuẩn và nhiều bệnh tật khác nhau. Khi gan bị tổn thương, nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, chức năng gan sẽ bị suy giảm, các chuyển hóa trong cơ thể bị ảnh hưởng dẫn tới các các vấn đề sức khỏe như:

  • Cơ thể không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
  • Các thuốc điều trị bệnh không phát huy đầy đủ tác dụng, thậm chí không phát huy được tác dụng mà còn gây hại thêm cho gan.
  • Gây ra các rối loại chuyển hóa trong cơ thể: Tiểu đường, mỡ máu, gout…
  • Xơ gan.
  • Ung thư gan.
  • V.v…

2. Những nguyên nhân gây tổn thương gan?

Nguyên nhân gây ra bệnh gan rất đa dạng, bao gồm cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp gây tổn thương cho gan:

– Nhiễm virus:

Virus là nguyên nhân gây viêm gan phổ biến. Tùy theo từng loại, virus tổn thương gan có thể lây qua đường quan hệ tình dục, mẹ lây cho thai nhi, đường máu hoặc qua đường ăn uống. Các loại viêm gan virus phổ biến gồm: viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C.

– Chế độ ăn uống không hợp lý và môi trường ô nhiễm:

Tế bào Kupffer là một đại thực bào thường trú tập trung ở xoang gan – nơi dẫn máu ra vào gan. Tế bào Kupffer đóng vai trò tiếp xúc với các hồng cầu chết, vi khuẩn,… tạo phản ứng miễn dịch. Chính vì thường xuyên phải tiếp xúc với các chất có hại, tế bào Kupffer bị kích hoạt quá mức, đặc biệt là khi cơ thể tiếp thu quá nhiều thực phẩm bẩn, khí ô nhiễm, thuốc lá,… Từ chỗ là một đại thực bào có lợi tế bào Kupffer chuyển sang tấn công và phá hủy gan do nhận diện sai đối tượng gây hại.

– Rối loạn hệ thống miễn dịch:

Hệ thống miễn dịch là hàng rào bảo vệ vật chủ, chống lại bệnh tật. Những bất thường xảy ra có thể khiến hệ thống miễn dịch nhận diện sai và quay sang tấn công một số bộ phận của cơ thể trong đó có gan. Các bệnh gan xuất phát từ rối loạn hệ thống miễn dịch gồm có: Viêm gan tự miễn, xơ gan mật nguyên phát, viêm đường mật nguyên phát.

– Di truyền:

Bệnh gan do di truyền đến từ việc đứa con thừa hưởng một gen bất thường từ bố hoặc mẹ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của gan, khiến các chất có hại tích tụ gây tổn thương gan.

– Một số nguyên nhân khác:

  • Lạm dụng rượu bia, đồ uống có cồn
  • Gan nhiễm mỡ (không do bia rượu)
  • Ăn uống không khoa học
  • Quan hệ tình dục thiếu an toàn, không có biện pháp bảo vệ;
  • Tiếp xúc với độc tố, hóa chất;
  • Tiếp xúc với máu và dịch từ người bệnh;
  • Có bệnh tiểu đường hoặc béo phì;
  • Dùng chung kim tiêm;
  • Xăm, xỏ khuyên ở nơi không đảm bảo tiêu chuẩn.

3. Triệu chứng nhận biết gan bị tổn thương

Tổn thương gan ở giai đoạn sớm thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhiều người chỉ phát hiện ra khi họ đi xét nghiệm, siêu âm để chẩn đoán các bệnh khác hay khám sức khỏe tổng quát.

Khi tình trạng tổn thương gan nặng hơn, người bệnh có thể có một số triệu chứng sau:

  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Đầy hơi, sưng hoặc đau bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nước tiểu có màu sẫm dù uống nhiều nước
  • Giảm cân
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
  • Có cảm giác đắng miệng khi ngủ dậy
  • Hay bị ngứa
  • Vàng da hoặc mắt
  • Sốt
  • V.v…

Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào nói trên, hãy lập tức đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

4. Khi nào tổn thương gan diễn tiến thành ung thư gan?

Bất cứ ai cũng có thể bị tổn thương gan, nhưng một số nguyên nhân dưới đây có thể khiến người bệnh dễ bị ung thư gan:

  • Viêm gan B hoặc C: Những loại virus này là nguyên nhân chính gây ung thư gan.
  • Xơ gan: Bạn có thể bị tình trạng này nếu bạn bị viêm gan B hoặc C hoặc nếu bạn là người nghiện rượu nặng. Khi mô sẹo phát triển thay cho các tế bào gan bị hư hại, xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan.
  • Bệnh dự trữ sắt (hemochromatosis): Đây là một trong những rối loạn di truyền phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Nó làm cho cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều chất sắt từ thực phẩm. Lượng sắt dư thừa được lưu trữ trong các cơ quan của bạn, bao gồm cả gan của bạn.
  • Béo phì
  • Asen: Hóa chất này đôi khi được tìm thấy trong nước uống.
  • Aflatoxin: Độc tố này được tạo ra khi nấm mốc phát triển trên các loại hạt không được bảo quản đúng cách hay ở những thực phẩm bị mốc, thớt gỗ bị mốc…

5. Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của gan, bác sĩ thường chỉ định làm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu thường làm là: ALT, AST, Bilirubin huyết thanh, Albumin huyết thanh, Globulin huyết thanh, AFP,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Có thể bao một những phương pháp sau: Siêu âm gan, FiberScan, chụp cắt lợp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI). Trong đó phổ biến và rẻ tiền nhất là siêu âm gan.
  • Sinh thiết: Trong trường hợp nghi ngờ người bệnh có dấu hiệu ung thư gan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh  làm sinh thiết gan để lấy một mẫu nhỏ của gan để tìm kiếm các tế bào có vấn đề.

6. Lời kết

Tóm lại, điều quan trọng là chúng ta phải lắng nghe những thay đổi bất thường của cơ thể và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Bởi lẽ những căn bệnh về gan có thể được chẩn đoán nhanh chóng và sớm nhất ngay từ giai đoạn viêm khi bạn thực hiện xét nghiệm máu hay siêu âm.

Phát hiện sớm những tổn thương của gan sẽ giúp việc điều trị trở nên đơn giản và ít tốn kém về tài chính, đồng thời với khả năng tự tái tạo của gan, gan sẽ có cơ hội tự phục hồi chức năng như cũ.

Nếu bạn còn điều gì thắc mắc cần bác sĩ chuyên khoa tư vấn, bạn đừng ngần ngại gọi cho Tổng đài tư vấn của Phòng khám chuyên khoa gan Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Phòng khám chuyên Gan Tâm Đức

Nguồn: Theo WebMD

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top