GọiĐặt hẹn

Những điều cần lưu ý khi ăn mì ăn liền để đảm bảo sức khỏe

Có lẽ không ít người trong chúng ta đã quen với kiểu ăn “mì úp”. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe, bạn cần thay đổi điều này ngay.

an mi an lien dung cach
Việc tiêu thụ mỳ ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Hình ảnh minh họa.

Bạn biết gì về mì ăn liền?

My ăn liền (tên gọi quen thuộc là mỳ tôm, mỳ cua, mỳ gói) là món mỳ khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi đổ nước sôi vào và đợi 3-5 phút. Món mì này còn được gọi mif gói hay mỳ cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì. Mì ăn liền vốn là một món ăn thay thế ngũ cốc phổ biến, tiện dụng và kinh tế đối với nhiều gia đình.

Bạn có biết, nếu bạn ăn mì tươi sau thời gian này đã được tiêu hóa, nhưng với mì ăn liền vẫn còn nguyên sợi trong dạ dày. Điều đó chứng tỏ món ăn thông dụng này rất nguy hiểm với cơ thể.

Trong một thí nghiệm đặc biệt của tiến sỹ Braden Kuo, công tác tại Bệnh viện cộng đồng Massachsetts (Mỹ) cho biết, việc tiêu thụ mì ăn liền trên 3 lần mỗi tuần có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và tim mạch. Nó còn được cho là một đối thủ “khó xơi” đối với hệ tiêu hóa bởi sau nhiều giờ vào cơ thể, những sợi mì này không dễ gì phân hủy.

Không phủ nhận những tác hại của mì ăn liền khi vào bên trong cơ thể nhưng PGS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được ảnh hưởng khi chế biến đúng cách.

Những điều cần lưu ý khi ăn mì ăn liền để đảm bảo sức khỏe

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn mì ăn liền, chúng ta cần chú ý những điều sau:

1. Vứt bỏ gói gia vị

Mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích nhiều dầu mỡ gây béo dễ dẫn đến các bệnh béo phì, tim mạch dù đã có những nghiên cứu cho thấy, ăn nhiều thực phẩm này có nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Để hạn chế dầu mỡ, bạn nên vứt bỏ gói dầu gia vị thường có trong mì ăn liền.

2. Thêm rau xanh

Việc bổ sung nhiều rau xanh vào món mì ăn liền sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên: Mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150gr rau xanh như cải ngọt, xúp lơ, cải xanh, giá đỗ… Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mì gây ra

Ngoài ra, để bữa ăn có thêm dinh dưỡng, mỗi vắt mì nên bổ sung từ 25-30gr chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…

3. Tuyệt đối không ăn “mì úp”

Thay vì tiết kiệm thời gian bằng cách cho vắt mì vào tô, đổ nước nóng, đậy nắp đợi chín, bạn nên đun sôi, đổ ra để ráo; tiếp tục nấu nước lần 2 và cho mì đã chín sơ vào chế biến. Bằng cách này, lượng chất béo và một số chất dinh dưỡng không tốt đã bị biến đổi trong vắt mì sẽ giảm được phần nào. Đối với rau và thịt, cần nấu chín trước khi thêm vào mì.

4. Không nên ăn mì gói quá thường xuyên

Cái gì nhiều cũng không tốt. Ăn mì gói thường xuyên, đặc biệt là ăn thay bữa chính có thể gây mất cân bằng dinh dưỡng, gây nóng trong, nổi mụn. Bạn không nên ăn mì gói quá 2 lần/tuần.

Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa, rất ít chất xơ và đạm.

5. Không ăn mì gói sống

Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.

6. Không ăn mì gói trước khi đi ngủ

Hai tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì gói bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì gói không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngũ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.

Nếu bạn hay ăn mì ăn liền, bạn hãy thực hiện ngay những điều trên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình nhé.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top