ZaloĐặt hẹn

Tăng acid uric máu và bệnh gout

Mối liên quan tăng acid uric máu và bệnh gout

Bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 420 µmol/l ở nam, 350 µmol/l ở nữ. Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải acid uric dễ làm tăng acid uric trong máu.

Vì sao tăng acid uric máu?

Tăng acid uric máu được coi là dấu hiệu nổi trội và là tiền triệu chứng báo trước bệnh gout. Có một vài nguyên nhân gây tăng sản xuất, giảm đào thải acid uric. Gần 90% bệnh nhân tăng acid uric máu là do:

1/ Giảm khả năng đào thải acid uric

–  Suy giảm khả năng đào thải acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân. Đặc biệt là với các trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Nhóm nguyên nhân này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống nhiều rượu.

–  Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc.

2/ Tăng sản xuất acid uric

–  1% số trường hợp tăng acid uric máu là do tình trạng tăng tạo acid uric nguyên phát. Đây là nhóm nguyên nhân hiếm gặp do có các bất thường về enzym: thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzym hypoxanthin guanin phosphor-ribosyl-transferase (HGPRT) hoặc do tăng hoạt tính của enzym phosphor-ribosyl-pyrophosphat (PRPP).

–  Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 9%): Do tình trạng tăng acid uric thứ phát. Tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn giàu đạm có chứa nhân purin; uống nhiều rượu; do tăng hủy tế bào trong bệnh đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia); bệnh vẩy nến…Tăng Uric acid  thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu.

Vì sao tăng acid uric lại dẫn đến bệnh gout

Nồng độ acid uric máu cao kéo dài dẫn đến lắng đọng muối urat trong các tổ chức như khớp, màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân… dẫn đến kết tủa thành các tinh thể hình kim. Các tinh thể này  gây tổn thương sụn, màng hoạt dịch, bao khớp. Qua chỗ sụn bị tổn thương, các tinh thể urat có thể xâm nhập tới lớp xương dưới sụn, hình thành các hạt tophy gây phá hủy xương, làm mất khả năng vận động của khớp dẫn đến hạn chế vận động, tàn phế. Với thận, quá trình lắng đọng acid uric tại kẽ thận diễn ra âm thầm. Chỉ đến khi kiểm tra hoặc có biểu hiện phù… thì mới biết là mình đã bị suy thận. Đây cũng là biến chứng nguy hiểm nhất của gout, làm giảm đáng kể tuổi thọ của bệnh nhân

Luoc do benh sinh benh gout 190312
 Lược đồ bệnh sinh bệnh Gout
Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top