GọiĐặt hẹn

Tăng axit uric có phải bị bệnh gout ?

Bệnh Gout và tăng axit uric máu có mối liên quan như thế nào? Thực ra bệnh gout và tăng axit uric máu là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Để có thể phân biệt và hiểu rõ về vấn đề này. Mới qúy vị cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây của Y khoa Tâm Đức.

Tổng quan bệnh Gout và Acid Uric hiện nay trên thế giới

 Bệnh gout được phát hiện từ thời cổ đại. Ngày nay, bệnh gout  vẫn đang là thực trạng nóng của ngành y trên toàn thế giới do sự gia tăng của bệnh. Thực phẩm ăn uống  và yếu tố gen đóng vai trò trong sinh bệnh học bệnh gout nguyên phát.

Ở Việt Nam, ngày nay bệnh rất thường gặp tại các phòng khám khớp và cơ sở điều trị bệnh xương khớp. Ở bệnh nhân gout mạn tính bệnh cảnh khá nặng nề: các khớp biến dạng  khiến vận động rất  khó khăn, chất lượng sống bị giảm sút. Chi phí điều trị gout tốn kém do phải điều trị các bệnh kèm theo như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm khớp, suy thận, suy gan, viêm tụy…

Tần suất bệnh gout gia tăng do liên quan đến sự thay đổi trong cách ăn uống và sự gia tăng bệnh tăng huyết áp.
Phần lớn bệnh nhân gout có nồng độ axit uric máu > 416,5 mmol/l. Khuyến cáo của Hội thấp khớp học châu Âu (EULAR) tiêu chuẩn đạt được trong điều trị giảm axit uric < 360 mmol/l.

Tăng insulin máu làm giảm bài tiết urat niệu và dẫn đến tăng axit uric. Sử dụng thực phẩm giàu chất purin, rượu bia dẫn đến tăng sản xuất urat và tăng tổng hợp axit uric.

Bệnh Gout và tăng axit uric máu có mối liên quan như thế nào?

Axit  uric là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh gout.  Từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh gout chính xác hơn. Hầu hết  trường hợp bệnh nhân gout có chỉ số axit uric huyết thanh cao hơn ngưỡng bình thường.

Vì vậy trong nhiều trường hợp khi chỉ số axit uric máu bình thường thì không chẩn đoán bệnh gout. Tuy nhiên trong cơn gout cấp mà axit uric bình thường thì việc chẩn đoán chính xác bệnh gout phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của bác sĩ.

Những nghiên cứu từ các nhà chuyên môn cho thấy bệnh gout thường gặp ở nam giới với độ tuổi 40-80, đồng thời giới chuyên môn cũng chỉ ra rằng: không chỉ axit uric cao mới gây ra các cơn gout cấp, mà trong rất nhiều trường hợp chỉ số axit uric ở ngưỡng bình thường cũng gây ra cơn gout cấp.

7 tiêu chí tầm soát bệnh gout mà tất cả mọi người không nên bỏ qua

  1. Không đợi đến lúc đau điếng ở khớp ngón tay, ngón chân, vì axid uric lúc đầu không tập trung ngay vào khớp xương. Người có lượng axit uric mới tăng cao thường đau ở bắp đùi, bắp chuối, gót chân, gáy, và rất thường bị chuột rút.
    2. Da có tính cảm ứng rất cao với axit uric. Một số trường hợp nhầm tưởng với dị ứng, nhất là nếu bạn tình cờ ghi nhận vài nốt cứng trên loa tai hay mí mắt.
    3. Nồng độ cồn bao giờ cũng là bạn đồng hành thân thiết của axit uric. Nếu thường xuyên mỗi ngày hơn 1 ly bia thì khó tránh tăng axit uric.
    4. Thể dục thể thao gián tiếp thúc đẩy tiến trình bài tiết axit uric qua đường tiểu. Ít chơi thể thao cũng có nguy cơ là miếng mồi ngon của axit uric .
    5. Béo phì bao giờ cũng là nguồn cung ứng axit uric. Nếu trị số BMI của bạn cao hơn 25 thì không cần xét nghiệm cũng đoán được là lượng axit uric trong máu khó mà không ngấp nghé ngưỡng bệnh lý.
    6. Chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm gốc động vật đương nhiên dẫn đến tích lũy phế phẩm axit uric.
    7. Yếu tố di truyền không thể bỏ qua trong các bệnh do tăng axit uric .Trong trường hợp nếu bạn có đến 5 điểm thì bạn đang có nguy cơ mắc phải bệnh gout . Mức độ tác hại của axit uric bao giờ cũng tỉ lệ thuận với thời gian chậm điều trị.

Điều trị bệnh Gout

Để điều trị hiệu quả bệnh gout, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với phác đồ thuốc tây để giảm nồng độ axit uric trong máu, các thuốc kháng viêm giảm đau trong cơn gout cấp. Kết hợp hỗ trợ điều trị với thảo dược để ngăn lắng đọng muối urat, tăng đào thải ở thận. Liverix BC và Ngài tằm Obelisk là những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ gan và tăng đào thải ở thận rất tốt.

Để có công dụng cao trong điều trị bệnh nói chung và bệnh gout nói riêng, ngoài việc dùng kết hợp thuốc tây và thảo dược, cũng cần sử dụng thảo dược được chọn lọc kỹ càng từ nguồn nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất độc hại. Đặc biệt, cần được sao tẩm hoặc bào chế theo đúng công thức và hàm lượng, bởi các đơn vị có đầu tư nghiên cứu bài bản.

Bên cạnh uống thuốc, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên chọn thức ăn dễ tiêu; tránh kiêng khem quá mức dẫn đến suy kiệt cơ thể; không nên dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, nội tạng động vật, đồ chiên xào dầu mỡ, thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất.

Ngoài ra, nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức; không quá lo âu, phiền muộn; tập luyện thể dục thể thao . Nên thăm khám sớm bởi Bác sĩ chuyên khoa.

Lời kết

Khi tăng axit uric cần chữa trị kịp thời đúng cách, tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là nhóm người cần được kiểm soát tăng axit uric thường xuyên là : người thừa cân, béo phì; tim mạch, huyết áp cao; người thường xuyên sử dụng rượu bia; tiểu đường, người thường xuyên thức đêm; người sử dụng dài ngày nhóm thuốc aspirin; thuốc lợi tiểu,…

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh tăng axit uric máu có phải bị bệnh gout hoặc cần tư vấn thêm về bệnh gout. Xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top