ZaloĐặt hẹn

Viêm gan siêu vi B có chữa khỏi được không?

Viêm gan B mạn tính vẫn còn là một vấn đề y tế quan trọng toàn cầu. Sự tiến triển đến xơ gan, bệnh gan mất bù và ung thư biểu mô tế bào gan là những hậu quả bất lợi chính của bệnh chưa được điều trị. Vì vậy, mục tiêu trị liệu là để dự phòng các biến chứng này nhằm ngăn ngừa kết cuộc tử vong sớm do viêm gan B mạn tính.

Hiện nay có 7 loại thuốc đã được chấp thuận để điều trị viêm gan B mạn tính ở Mỹ là: interferon alfa-2b, peginterferon alfa-2a, lamivudine, adefovir, entecavir , telbivudine, tenofovir .Các chất tương tự nucleos(t)ide kiểm soát    sự sao chép của virus rất tốt, với các nồng độ có thể thay đổi được và độ bền lâu dài.

Tuy nhiên, sự sao chép virus điển hình trở về lại các nồng độ có thể phát hiện được sau khi ngừng trị liệu bằng nucleos(t)ide, ngay cả ở những bệnh nhân ban đầu có kháng HBeAg dương tính, sau đó HBeAg âm tính và phát triển kháng thể AntiHBe, hoặc những người mất kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg âm tính) trong thời gian điều trị.

Điều này có nghĩa là mặc dù những thuốc này có thể kiểm soát nhiễm virus viêm gan B mạn tính nhưng hiếm khi chúng chữa khỏi bệnh. Sự giải thích có thể là có một dạng virus được gọi là “DNA vòng đóng đồng hóa trị (cccDNA)” đóng vai trò then chốt về sự tồn tại kéo dài của virus và sự tái hoạt động của virus sau khi ngừng điều trị.

cccDNA LÀ GÌ?

cccDNA của virus viêm gan B tạo thành một dạng genome DNA của virus ổn định. cccDNA nằm ở nhân tế bào gan bị nhiễm dưới dạng nhiễm sắc thể nhỏ hoặc episome không tích hợp, ở đó nó hoạt động như một khuôn mẫu để phiên mã các gen của virus. Số bản sao (copies) của cccDNA có trong bất kỳ tế bào gan bị nhiễm nào đều biến thiên mạnh nhưng thường trong khoảng từ 10-50 bản sao mỗi tế bào gan.

cccDNA của HBV là một đích điều trị hấp dẫn do vai trò then chốt của nó trong sự sao chép và sự tồn tại kéo dài của virus. Các chất tương tự nucleos(t)ide ức chế polymerase của virus nhưng không ức chế con đường tái sinh nội bào bổ sung cccDNA. Kết quả là sự sao chép virus thường quay trở lại các nồng độ trước khi điều trị sau khi ngừng sử dụng những chất này. Việc sử dụng nhiều kỹ thuật phân tử khác nhau, các nghiên cứu kiểm tra những thay đổi về cccDNA của bệnh nhân trong khi điều trị bằng chất tương tự nucleos(t)ide đơn độc hoặc phối hợp với peginterferon, đã cho thấy giảm nồng độ cccDNA, nhưng không triệt tiêu, so với các dạng DNA sao chép của HBV khác ở gan. Dựa trên những dữ liệu này, các mô hình toán học dự đoán rằng sẽ phải mất lâu hơn 14 năm để làm sạch hoàn toàn cccDNA nội bào của một gan người nhiễm HBV mạn tính. Các ảnh hưởng lâm sàng của phát hiện này là ở chỗ phải dùng các chất tương tự nucleos(t)ide trong những khoảng thời gian cực dài, nếu không nói là vô thời hạn. Mục tiêu của việc “chữa khỏi” viêm gan B mạn tính với các thuốc dùng đường uống hiện có là không thể được vì không thể sử dụng các thuốc này một cách hiệu quả với thời gian dài như vậy, và chúng không có hiệu quả làm triệt tiêu cccDNA từ gan.

Chứng cứ về việc không chữa khỏi bệnh đó chính là sự tái hoạt động với sự chuyển đổi huyết thanh từ dương tính với kháng thể kháng HBs (AntiHBs+) và kháng thể kháng HBc (AntiHBc+) thành dương tính  với  HBsAg (HBsAG+)

(Nguồn trích dẫn : website Dr. Thu Thuy-Tiến sĩ Bác sĩ, Trưởng khoa Gan TT Y khoa Medic Hoà Hảo TP HCM)

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top