GọiĐặt hẹn

10 điều bạn có thể chưa biết về gan và bệnh gan

Gan có nhiệm vụ gì? Gan có thể tái sinh không? Tại sao mắc bệnh gan lại bị vàng da, vàng mắt?… và nhiều câu hỏi khác sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Gan là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người.

Nhiệm vụ của gan là gì?

Gan có nhiệm vụ làm sạch máu. Ngoài việc thải độc tố, gan còn thực hiện khoảng 500 công việc khác như tạo ra mật – một chất dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Nó cũng làm nhiệm vụ hấp thụ những gì bạn ăn, uống và chuyển hóa chúng thành năng lượng và dinh dưỡng.

Kích thước của gan tương đương với một quả bóng. Cân nặng khoảng 1,3 kg, gan là cơ quan lớn nhất trên cơ thể, lớn hơn cả lớp da. Nó nằm ở phía bên phải của cơ thể, ngay dưới khung xương sườn.

Gan có thể tái sinh?

Câu trả lời là có. Gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh khi một phần bị cắt hoặc bị tổn thương. Đó là lý do vì sao bạn có thể hiến tặng một phần gan. Phần lớn người cho gan là anh chị em hoặc bố mẹ.

Làm thế nào để bạn biết gan đang khỏe mạnh?

Xét nghiệm các bác sĩ thường chỉ định để kiểm tra xem gan có mắc bệnh, tổn thương hay nhiễm trùng là xét nghiệm máu. Đây thường là các xét nghiệm máu được làm đồng thời.

Bạn sẽ biết ngay nếu gan có bệnh?

Bệnh gan có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài. Khoảng một nửa người mắc bệnh nhưng không có biểu hiện gì. Nếu bạn thấy những dấu hiệu của bệnh thì có nghĩa bệnh đã nặng, chẳng hạn như thường xuyên mệt hay đau nhức cơ bắp. Bạn cũng có thể bị ngứa da, đau bụng, nước tiểu sẫm màu, da hoặc mắt vàng. Khi đó, bạn cần đi xét nghiệm máu để xác định vấn đề ở gan.

Vì sao bị bệnh gan thì bạn bị vàng da và vàng mắt?

Nếu mức độ bilirubin trong máu tăng lên, bạn có thể bị vàng da, vàng mắt. Bilirubin là một sắc tố màu vàng được tạo ra do vỡ hồng cầu. Thông thường gan sẽ chuyển hóa bilirubin nhưng nếu nó quá nhiều hoặc gan bị tổn thường thì vàng da sẽ xuất hiện.

Viêm gan A là bệnh có thể dẫn đến vàng da. Ngoài ra, trẻ mới sinh cũng có thể bị vàng da do gan chưa phát triển hoàn thiện và gặp vấn đề khi chuyển hóa bilirubin.

Tại sao rượu không tốt cho gan?

Rượu gây tổn thương các tế bào gan. Gan giúp đào thải rượu ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn uống lượng nhiều hơn công việc gan có thể đảm nhận thì nó có thể gây hại cho gan. Có một số bệnh gan liên quan đến đồ uống
có cồn như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Nếu bạn thấy khó có thể hạn chế lượng rượu uống hãy tư vấn bác sĩ.

Xơ gan và nghiện rượu luôn đi cùng nhau?

Điều này không hoàn toàn đúng. Xơ gan dùng để mô tả tình trạng sẹo gan, chức năng gan suy giảm là bệnh về gan nghiêm trọng nhất. Rượu có thể dẫn đến xơ gan, cứ 5 người nghiện rượu nặng thì một người bị xơ gan, tuy nhiên nó cũng là hậu quả của bệnh viêm gan B hoặc C trong số nhiều nguyên nhân khác. Bạn không đảo ngược được quá trình xơ gan.

Cách duy nhất để gan không bị tổn thương là hạn chế uống rượu?

Uống rượu ít có thể giúp ngừa một số bệnh gan. Tuy nhiêu, có nhiều bạn cần phải làm để bảo vệ gan như: duy trì cân nặng ở mức hợp lý, chế độ ăn uống cân đối. Bên cạnh đó, bạn nên làm xét nghiệm để biết mình có bị viêm gan C. Bạn cũng nên tư vấn bác sĩ để biết có nên tiêm phòng viêm gan B và A.

Bạn nên giải độc gan hàng tháng?

Một vài người ép cơ thể thanh lọc thải độc bằng cách hạn chế một số thức ăn hoặc đồ uống và hy vọng rằng điều đó giúp thải độc tố ra khỏi gan. Tuy nhiên không có bằng chứng khoa học nào chứng minh về hiệu quả của chế độ ăn kiêng này. Thay vào đó, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cung cấp cho gan những chất cần thiết.

Nguồn: Theo VnExpress

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top