GọiĐặt hẹn

Viêm gan C cấp tính là gì ? Viêm gan C cấp tính có nguy hiểm không ?

Một người được gọi là mắc viêm gan C cấp tính khi người đó bị nhiễm virus HCV dưới 6 tháng. Thông thường, khoảng 20-40% người bệnh viêm gan C cấp tính sẽ tự hết bệnh, nhưng số còn lại sẽ chuyển sang tình trạng nặng hơn, có thể gây ung thư gan.

cac giai doan tien trien cua viem gan c
Các giai đoạn tiến triển của viêm gan C.

Viêm gan C là gì ?

Viêm gan C  là một bệnh do virus HCV lan truyền rộng rãi . Tổ chức Y Tế thế giới ước tính có 200 triệu người trên thế giới đang mắc bệnh. (WHO, 2016}. 700.000 người chết hàng năm do viêm gan biến chứng liên quan đến HCV  như suy gan, xơ gan, HCC ( ung thư gan).

Viêm gan C gây ra từ nguyên nhân chính là do nhiễm virus siêu vi C ( HCV- Viêm gan siêu vi C)  bao gồm viêm gan C cấp tính và mạn tính.

Viêm gan C cấp tính là gì ?

  • Viêm gan C được xem là cấp tính là khi thời gian mắc bệnh diễn ra trong vòng từ 2 tuần đến 6 tháng.
  • Khoảng 20-40 % những người mắc bệnh có thể tự loại trừ virus ra khỏi cơ thể trong thời gian này và khỏi bệnh.
  • Tuy nhiên, đối với hầu hết mọi người, virus vẫn tồn tại trong cơ thể, và chúng phát triển thành viêm gan C mạn tính. Bệnh viêm gan C mạn tính là rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng kéo dài, như xơ gan, suy gan, ung thư gan hoặc thậm chí tử vong.

Triệu chứng

Khoảng 70-80 % những người bị viêm gan C cấp tính không có triệu chứng. Một số cá nhân có thể có các triệu chứng nhẹ đến nặng ngay sau khi bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường xuất hiện 6-7 tuần sau khi nhiễm trùng và có thể bao gồm:

  • Vàng mắt, vàng da
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Nước tiểu đậm màu
  • Giảm cân
  • Chán ăn
  • Đau ở phần hạ sườn phải
  • Phân bạc màu hoặc có màu đất sét
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Đau nhức xương khớp

Nguyên nhân và con đường lây truyền

Viêm gan C cấp tính có thể xảy ra sau khi một người nào đó tiếp xúc với HCV qua một trong nhiều con đường khác nhau.

  • Đường lây truyền chính là thông qua tiếp xúc với máu của người bị bệnh khi dùng chung kim tiêm.
  • Một số người, đặc biệt là nhân viên y tế, cũng có thể bị nhiễm bệnh thông qua:
  • Bị thương từ các kim tiêm hoặc các vật sắc nhọn khác
  • Ống tiêm
  • Thiết bị y tế bị nhiễm mầm bệnh khác
  • HCV cũng có thể được truyền từ người mẹ sang bào thai trong bụng

Một người cũng có thể bị nhiễm viêm gan C qua các con đường khác như mặc dù hiếm gặp hơn như:

  • Chia sẻ các vật dụng chăm sóc cá nhân, chẳng hạn như dao cạo râu hoặc bàn chải đánh răng
  • Xăm hình hoặc xỏ mũi bằng dụng cụ không được sát trùng và mang mầm bệnh
  • Có quan hệ tình dục với người mang virus
  • HCV không lây truyền bằng cách hôn, ôm, ho, nhảy mũi, cầm tay, dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc cho con bú. Đồng thời cũng không lây truyền qua thực phẩm hoặc nước uống.

Lời kết

Viêm gan C có tỷ lệ biến chứng cao hơn rất nhiều so với viêm gan B, xơ hóa tế bào gan, xơ gan và ung thư gan. Do vậy tuyệt đối không nên lơ là việc chữa trị, cần đi khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ mắc viêm gan C.

Nếu bạn có thắc mắc gì về bệnh viêm gan C hay các bệnh lý gan mật khác, hãy để lại lời nhắn dưới bài viết hoặc gọi về Hotline của Phòng khám chuyên khoa Gan Tâm Đức để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top