ZaloĐặt hẹn

Bệnh Gút và viêm khớp

Bệnh Gút và viêm khớp cùng với các dấu hiệu sưng chân, sưng tay ở các khớp khác cũng đều là dấu hiệu chung của cơn đau Gút.

Trong thời gian qua Chuyên trang Y khoa Tâm Đức đã nhận được một số câu hỏi bệnh gút và viêm khớp có liên quan với nhau như thế nào. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị cùng theo dõi phân tư vấn của Y khoa Tâm Đức trong nội dung bài viết sau.

Bệnh Gút là gì

Bệnh gút nằm trong  nhóm bệnh viêm màng hoạt dịch khớp do lắng đọng tinh thể muối urat trong khớp, tổ chức xung quanh khớp trong các mô.

Bệnh gút là bệnh chuyển hóa đặc trưng bằng những đợt viêm khớp cấp tái phát gây ra do tăng axit uric máu.

Khi người bệnh trải qua nhiều cơn đau ( viêm) gút cấp kèm với các dấu hiệu sưng đau khớp, kèm theo tinh thể urat sẽ tích tụ dần tại khớp tạo thành cục tophi lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Bệnh gút sẽ có thể cấp tính và mãn tính.

– Thể cấp tính: triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau đột ngột xuất hiện.  Thông thường ở khớp bàn ngón chân cái hoặc một số khớp khác như khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, bàn ngón tay. Cơn đau có thể xuất hiện sau một một bữa ăn giàu đạm, giàu purin, sau chấn thương hay sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn, sau dùng thuốc 1 số thuốc giảm đau,lợi tiểu…

Cơn đau kéo dài khoảng 5 đến 7 ngày, các triệu chứng đau sẽ giảm dần hoặc giảm nhanh hơn khi điều trị bằng colchicin hay các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid khác. Toàn thân đôi khi có sốt nhẹ, mệt mỏi. Trên xét nghiệm có thể thấy acid uric máu tăng cao nhưng cũng có trường hợp không tăng. Những chỉ số xét nghiệm này đôi khi dễ làm cho bác sĩ bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm.

Sau thời gian đau, các khớp hoàn toàn trở lại bình thường như chưa có vấn đề gì xảy ra. Điều này cũng dễ khiến người bệnh chủ quan cho rằng bệnh đã khỏi.

– Thể mãn tính: do không điều trị đúng phác đồ nên chỉ số acid uric tăng kéo dài gây lắng đọng ở các cơ quan tổ chức khớp,  gây nổi các u cục tophi;

Lâu dần theo thời gian các khớp bị viêm mạn tính gây biến dạng khớp, sỏi tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận, tăng huyết áp, viêm gân, viêm túi thanh dịch…

Trên siêu âm thấy hình ảnh đường đôi, có thể có tổn thương xương khớp trên hình ảnh XQ.

Bệnh Gút thường được phân ra 4 giai đoạn:

Giai đoạn đầu là giai đoạn tăng axit uric nhưng không xuất hiện triệu chứng.

Giai đoạn 2 là giai đoạn cấp tính. Đây cũng là giai đoạn bệnh nhân gút phải đối mặt với  những cơn đau dữ dội.

Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh gút hầu như ngủ yên. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường nên thường lơ là chủ quan. Đây là thời điểm tích tụ muối urat nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển dần sang giai đoạn 4. Đây là giai đoạn gút mạn tính. cộng xuất hiện các hạt, các cục tophi với tần suất các cơn đau gút cấp xuất hiện ngày càng dày hơn.

Dấu hiệu bệnh gút:

Bệnh gút thường khởi phát cơn đau, sưng viêm ở khớp ngón chân cái, khớp cỗ chân, bàn chân, đầu gối. Sau dó có thể lan dần lên khớp bàn tay, cổ tay, khủy tay, vai,…

Khớp chân: Các khớp chân là vị trí dễ bị gút tấn công nhất.

Tophi: Hạt tophi xuất hiện ở mắt cá nhân, đầu gối có nghĩa là tình trạng bệnh gút đã ở giai đoạn mạn tính.

Gặp khó khăn khi di chuyển: Khi co duỗi chân hoặc di chuyển người bệnh sẽ gặp khó khăn hoặc cảm thấy rất đau đớn, các khớp ở chân cũng cảm thấy cứng hơn.

Lời kết:

Khi tăng axit uric cần chữa trị kịp thời đúng cách, tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là nhóm người cần được kiểm soát tăng axit uric thường xuyên là : người thừa cân, béo phì; tim mạch, huyết áp cao; người thường xuyên sử dụng rượu bia; tiểu đường, người thường xuyên thức đêm; người sử dụng dài ngày nhóm thuốc aspirin; thuốc lợi tiểu,…

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh gút và viêm khớp có quan hệ với nhau như thế nào hoặc cần tư vấn thêm về bệnh gút. Xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943

Nguồn: Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top