Hải sản nói chung là thực phẩm giàu đạm, nhiều chất dinh dưỡng nên khiến nhiều người bị bệnh viêm gan B lo lắng không biết có được ăn hay không? Vậy, người bị viêm gan B có ăn được hải sản không? Thắc mắc này sẽ được Y Khoa Tâm Đức giải đáp trong nội dung dưới đây.

1. Tổng quan vai trò của gan đối với sức khỏe
Gan đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và thải độc của cơ thể. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa.
Trong chức năng chuyển hóa, gan có nhiệm vụ lưu trữ carbohydrate dưới dạng glycogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Ngoài ra, gan còn có chức năng chuyển hóa protein, lipid…
Khi người bệnh viêm gan B ăn những nhóm thực phẩm khiến cho gan phải làm việc quá sức sẽ khiến gan làm việc ngày càng kém đi. Trong những nhóm thực phẩm mà người bị viêm gan B cần lưu ý có nhóm hải sản.
2. Viêm gan B có ăn được hải sản không ?
Hải sản rất đa dạng và phong phú về thể loại. Hải sản bao gồm các loại sinh vật động vật sống ở biển như: các loài cá (cá thu, cá cơm, cá mú, cá sủ, cá đuối, cá trích, cá chim…) hay các loài động vật thân mềm (bạch tuộc, mực, bóng), các loài động vật vỏ cứng (ngao, sò, tu hài,…) và các loài động vật có vỏ giáp sát (tôm hùm, cua, ghẹ…).
Hải sản cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu đạm, giàu canxi, muối khoáng, omega-3, hàm lượng chất béo bão hòa thấp, cung cấp các dưỡng chất cần thiết như:
- Chất sắt, vitaminB12 có nhiều trong các loài cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ…
- Các chất như Protid, lipid, vitamin P1, P2 có nhiều trong mực…
- Chất kẽm: có nhiều trong sò, sao biển, rong biển, trai…
- Canxi có nhiều trong tôm, cua, ghẹ…
Với hàm lượng dinh dưỡng như vậy, nếu một người khỏe mạnh, chức năng gan tốt thì việc ăn hải sản đều đặn với số lượng vừa phải sẽ rất tốt cho sức khỏe. Trung bình, một tuần ăn hải sản từ 2-3 lần là phù hợp nhất.
Tuy nhiên, với những người bị viêm gan B thì lượng hải sản được ăn sẽ phải ít hơn tùy vào tình trạng chức năng gan và thể trạng. Việc ăn hải sản với lượng không phù hợp sẽ khiến gan phải làm việc nhiều hơn, làm chức năng gan bị suy giảm hơn, tình trạng bệnh viêm gan B sẽ tiến triển nặng hơn.
Ở người viêm gan B, do chức năng gan đã bị tổn thương nên các dấu hiệu dị ứng cũng có thể xuất hiện sau khi ăn hải sản. Đặc biệt, những người vừa bị viêm gan B, vừa bị dị ứng hải sản thì các dấu hiệu của dị ứng sẽ càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, những loại cá biển chứa chất làm đông máu như cá thu, cá ngừ.., có thể khiến người bị viêm gan B bị xuất huyết.
Bên cạnh đó, trong vận chuyển, bảo quản và tăng độ thẩm mỹ cho hải sản, nhiều khi người ta có thể sử dụng muối diêm, ure, chất tẩy màu, chất làm trắng, chất làm cứng… những chất này rất có hại cho gan, đặc biệt là người bệnh viêm gan B.
3. Lời kết
Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ khiến cho chức năng của gan suy giảm thì sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe.
Người bệnh viêm gan B, nếu bệnh chưa tiến triển tới giai đoạn xơ gan, ung thư gan thì có thể ăn hải sản với lượng ít tuy theo tình trạng chức năng gan, tình trạng bệnh và thể trạng. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn của mình.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm gan B cũng cần lưu ý:
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan.
- Tránh rượu, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
- Không dùng các thức ăn nướng cháy, các loại chiên xào nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật.
- Không lao động tay chân hoặc lao động trí óc quá sức. Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.
- Không thức khuya.
- Tập luyện thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, yoga, bơi lội…