GọiĐặt hẹn

MẮC BỆNH XƠ GAN SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?

 

Y học từ cổ truyền cho đến hiện đại đều xếp căn bệnh xơ gan vào một trong tứ chứng nan y nguy hiểm vì cho đến nay y học vẫn rất hiếm có phương pháp điều trị dứt điểm khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Các biện pháp áp dụng thông thương hiện nay vẫn chỉ là ngăn chặn xơ gan tiến triển, giúp người bệnh cải thiện tình trạng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.

Vậy bị mắc bệnh xơ gan sống được bao lâu?

Từ việc phân tích các giai đoạn phát triển của bệnh xơ gan, để trả lời câu hỏi bệnh xơ gan sống được bao lâu thì phụ thuộc  hoàn toàn vào việc phát hiện bệnh sớm, các phương pháp điều trị, lối sống và kiểm soát bệnh cũng như các biến chứng của xơ gan.

Dựa vào giai đoạn phát triển bệnh, mức độ nguy hiểm, hiệu quả của quá trình điều trị xơ gan và các biến chứng của bệnh thì có thể tiên đoán được người bệnh xơ gan sống được bao lau. 

Nếu ở giai đoạn cuối của bệnh và gặp các biến chứng thì tuổi thọ sẽ rút ngắn đáng kể, thời gian sống chỉ được tính từng ngày. Nhưng nếu người bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị, kiểm soát tốt tình hình bệnh thì không ảnh hưởng đến tuổi thọ.  

Các biến chứng nguy hiểm của xơ gan báo hiệu độ giảm tuổi thọ của bạn

 

1.Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản:

Gan xơ làm cho dòng máu đi qua gan bị cản trở, dẫn đến tăng áp lực tại tĩnh mạch cửa cũng như tại các hệ nối cửa – chủ, đặc biệt là làm giãn tĩnh mạch thực quản và tĩnh mạch phình vị dạ dày. Các tĩnh mạch này khi giãn quá mức sẽ bị vỡ, gây ra ói máu đỏ tươi lượng nhiều và đi cầu phân máu. Nếu không xử trí kịp thời dễ gây tử vong. Bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Việc điều trị bao gồm: Truyền máu, truyền thuốc để giảm áp lực tĩnh mạch cửa như sử dụng Somatostatin, Octreotide, Terlipressin, nội soi dạ dày cấp cứu để thắt hoặc chích xơ các búi giãn tĩnh mạch. Khi tình trạng xuất huyết ổn định, nên tiếp tục dùng thuốc ức chế beta không chọn lọc (Propranolol) hoặc có thể phối hợp thêm nhóm Nitrate đề phòng ngừa chảy máu tái phát.

2.Phù chân và báng bụng:

Tăng áp lực cửa và giảm đạm máu có thể dẫn đến phù chân và tích tụ dịch ở bụng (báng bụng). Báng bụng mức độ trung bình và nhiều dễ có nguy cơ bị nhiễm trùng dịch báng, lúc đó, bệnh nhân có thể bị sốt, đau bụng và tiêu phân lỏng. Báng bụng còn là triệu chứng báo hiệu tình trạng suy gan mất bù. Bệnh nhân cần nhập viện, dùng thuốc lợi tiểu và truyền albumin để điều trị.

3.Hôn mê gan hay bệnh não gan:

Gan xơ không thể đào thải các chất độc có trong cơ thể. Do đó, trong xơ gan nặng, các độc tố có hại ở ruột – đặc biệt là khí ammoniac (NH3) – đi vào máu và tích tụ lại trong não gây ra bệnh não – gan với các triệu chứng rối loạn tri giác, từ lẫn lộn tiến đến hôn mê gan và tử vong. 

Bệnh não – gan có thể khởi phát do một số yếu tố thúc đẩy như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, táo bón, mất nước, lạm dụng thuốc ngủ hay an thần…

Việc điều trị chủ yếu là làm giảm lượng NH3 ứ đọng trong máu bằng cách hạn chế cung cấp chất đạm trong lúc hôn mê, uống thuốc nhuận trường lactulose để ngăn cản việc hấp thu NH3 từ đường tiêu hóa, dùng các thuốc tăng cường giải độc gan để ngăn không cho độc chất ảnh hưởng lên hệ thần kinh.

4.Ung thư gan:

Xơ gan do các nguyên nhân như viêm gan vi rút B và C, rượu, bệnh tích tụ sắt trong mô và xơ gan mật nguyên phát rất dễ tiến triển sang ung thư gan.

Bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi tình cờ phát hiện khối u trong gan khi đi khám sức khỏe và làm siêu âm ổ bụng. Ở giai đoạn trễ: khối u quá to gây đau tức vùng dưới sườn phải, sụt cân, suy kiệt hoặc bị xuất huyết trong ổ bụng do khối u bị vỡ. 

Đối với bệnh nhân xơ gan, việc quan trọng nhất là theo dõi và tầm soát ung thư gan từ 3 đến 6 tháng/lần bằng cách làm siêu âm ổ bụng và thử máu định lượng AFP để có thể phát hiện sớm ung thư gan.

  1. Tình trạng nhiễm trùng:

Gan tham gia vào các chức năng miễn dịch bảo vệ cho cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân xơ gan rất dễ bị nhiễm trùng. Ví dụ như: nhiễm trùng dịch báng, viêm phổi, nhiễm trùng máu… Tình trạng nhiễm trùng có thể làm cho bệnh gan nặng lên và thúc đẩy các biến chứng khác xuất hiện dồn dập như hôn mê gan, suy thận…

Muốn kéo dài tuổi thọ trước tiền cần phòng tránh các biến chứng xảy ra của xơ gan

Một số biện pháp phòng ngừa biến chứng xảy ra trong xơ gan:

– Phù và báng bụng: Chế độ ăn nhạt kết hợp dùng thuốc lợi tiểu.

– Xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản: Dùng thuốc làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, thắt các búi giãn tĩnh mạch hoặc chích xơ, đặt stent cửa chủ trong gan.

– Tình trạng nhiễm trùng: Dùng kháng sinh, tiêm chủng phòng cúm, viêm phổi và viêm gan.

– Ung thư gan: Siêu âm bụng và xét nghiệm AFP định kỳ 3 đến 6 tháng/lần.

– Bệnh não gan: Dùng thuốc nhuận trường lactulose để tránh táo bón và làm giảm độc tố NH3 trong máu.

-> Tóm lại xơ gan là căn bệnh cực kì nguy hiểm cho đến nay vẫn rất hiếm nơi có thể đảm bảo điều trị dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy đừng chủ quan “có bệnh phải chữa” càng chậm trễ bệnh càng nặng hơn và đương nhiên bệnh càng nặng tiền càng tốn nhiều và nguy cơ tử vong cũng cao hơn.

Do đó nếu có bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời tránh dân đến các biến chứng đau buồn và làm gián đoạn cuộc sống của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp mới nhất điều trị dứt điểm xơ gan

Hotline tư vấn: 0967 888 943

Đánh giá

1 thought on “MẮC BỆNH XƠ GAN SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU?”

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top