Viêm gan B 18.1 là một mã ICD-10 được sử dụng để phân loại trường hợp viêm gan B mạn tính không kèm theo đồng nhiễm virus viêm gan D (Tiếng Anh: Chronic viral hepatitis B without delta-agent). Cách viết chính xác của mã ICD-10 này là: B18.1
1. Viêm gan B 18.1 là gì?
ICD-10 là Hệ thống Phân loại Quốc tế về Bệnh tật lần thứ 10, được sử dụng để mã hóa và phân loại các bệnh tật và chấn thương. Viêm gan B 18.1 viết chính xác là: B18.1, là một mã trong hệ thống ICD-10. Trong đó:
- B: Chương B (Certain infectious and parasitic diseases) – Một chương trong ICD-10 dành cho các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng.
- 18: Viêm gan mạn tính do virus (Chronic viral hepatitis).
- .1: Viêm gan B mạn tính (Chronic viral hepatitis B).
Mã B18.1 dùng để phân loại các trường hợp viêm gan B mạn tính (nhiễm virus viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng) không kèm theo nhiễm virus viêm gan D. Trong khi đó, mã ICD-10 B18.0 là viêm gan virus B mạn tính có đồng nhiễm viêm gan virus D (Tiếng Anh: Chronic viral hepatitis B with delta-agent).
Trong đó, Delta-agent (virus viêm gan D) là một virus gây nhiễm trùng phụ thuộc vào sự hiện diện của virus viêm gan B để lây lan và phát triển.
Việc mã hóa này giúp các chuyên gia y tế và các cơ quan y tế theo dõi, thống kê và quản lý các bệnh tật một cách hiệu quả hơn.
2. Sơ lược về viêm gan B mạn tính không đồng nhiễm virus viêm gan D
Viêm gan B mạn tính không đồng nhiễm virus viêm gan D là tình trạng nhiễm virus viêm gan B (HBV) kéo dài hơn 6 tháng, không kèm theo sự đồng nhiễm virus viêm gan D (HDV).
Virus viêm gan D (HDV) chỉ có thể lây nhiễm ở người đã có virus viêm gan B vì HDV là virus khuyết, không thể tự nhân lên trong cơ thể người. Nó cần sử dụng vỏ protein của HBV để xâm nhập và nhân đôi trong tế bào gan. Do đó, người không nhiễm HBV sẽ không bị nhiễm HDV.
Khi một người đã nhiễm HBV bị đồng nhiễm HDV, HDV làm tăng khả năng xâm nhập và nhân đôi của HBV trong tế bào gan, dẫn đến tổn thương gan nặng hơn. Đồng thời, HDV cũng có thể kích hoạt hệ miễn dịch tấn công gan, gây ra tình trạng viêm gan nặng hơn, làm tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan và suy gan. Thống kê cho thấy, nguy cơ tử vong do viêm gan D ở người đồng nhiễm HBV cao gấp 10-20 lần so với người không đồng nhiễm.
Như vậy, Viêm gan B mạn tính không đồng nhiễm virus viêm gan D là tình trạng nhiễm virus viêm gan B trên 6 tháng và chưa có sự xuất hiện của virus viêm gan D.
Viêm gan B mạn tính giai đoạn đầu thường không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, buồn nôn và chán ăn. Nếu không được điều trị, virus viêm gan B sẽ nhân lên và tấn công tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan, có thể dẫn đến xơ gan, lúc này người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: mệt mỏi, giảm cân, ngứa, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đau bụng, chướng bụng, ăn không tiêu…
3. Phòng ngừa nhiễm virus viêm gan D ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính
Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính, việc tiêm vắc xin viêm gan B không giúp ích trong việc ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan B (HBV) nữa, do đó, người bệnh viêm gan B mạn tính hoàn toàn có thể nhiễm virus viêm gan D nếu không thực hiện phòng ngừa đúng cách.
Để phòng ngừa nhiễm virus viêm gan D, người bệnh viêm gan B mạn tính cần thực hiện các biện pháp sau:
– Tuân thủ phác đồ điều trị viêm gan B
Việc điều trị hiệu quả virus viêm gan B (HBV) có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus viêm gan D (HDV) ở những người chưa bị nhiễm HDV. Lý do là: Virus viêm gan D là virus phụ thuộc, nó cần sự hiện diện của HBV để xâm nhập và nhân đôi trong tế bào gan.
– Theo dõi sức khỏe định kỳ
Người bị viêm gan B mạn tính nên được theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm tra xem có bị nhiễm virus viêm gan D hay không. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm virus viêm gan D, tạo điều kiện cho việc điều trị kịp thời và hiệu quả. Dó đó, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ liên quan đến viêm gan D, chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng hoặc vàng da, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
– Quan hệ tình dục an toàn
Virus viêm gan D lây truyền qua đường tình dục, tương tự như virus viêm gan B. Do đó, việc quan hệ tình dục an toàn là rất quan trọng để phòng ngừa nhiễm viêm gan D. Việc sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ tình dục là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây truyền virus viêm gan D và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
– Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân
Virus viêm gan D có thể lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể. Do đó, bạn nên tránh dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng và kim tiêm với người khác.
4. Lời kết
Tóm lại, Viêm gan B 18.1 là một mã ICD-10 dùng để phân loại tình trạng nhiễm virus viêm gan B (HBV) kéo dài hơn 6 tháng, không kèm theo sự đồng nhiễm virus viêm gan D (HDV).
Viêm gan B 18.1 là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Việc tiêm phòng vắc-xin viêm gan B, quan hệ tình dục an toàn và tránh dùng chung đồ dùng cá nhân là những biện pháp hiệu quả để phòng ngừa viêm gan B.
Đối với những người bị viêm gan B mạn tính, người bệnh cần được theo dõi và điều trị thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Mục tiêu điều trị là làm giảm lượng virus trong máu xuống mức thấp nhất có thể, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm virus viêm gan B, ngay cả khi không có triệu chứng, giúp điều trị kịp thời, hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng.