Viêm gan B lành tính là tình trạng viêm gan B mạn tính nhưng virus viêm gan B tạm thời chưa tấn công tế bào gan, chưa gây tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên, virus viêm gan B có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào. Đây cũng chính là nỗi lo của nhiều người bệnh viêm gan B lành tính.

1. Viêm gan B lành tính là gì?
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh ảnh hưởng lớn đến hoạt động của gan, có thể gây nhiễm trùng gan thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh có thể trở thành mạn tính, có thể gây xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Viêm gan B được chia thành 02 thể là viêm gan B cấp tính (nhiễm virus viêm gan B và tự khỏi trong vòng 06 tháng) và viêm gan B mạn tính (nhiễm virus viêm gan B và không thể tự khỏi sau 6 tháng). Trong đó, viêm gan B mạn tính chia làm 02 thể là:
- Viêm gan B thể hoạt động.
- Viêm gan B thể không hoạt động (viêm gan B lành tính).
Viêm gan B thể không hoạt động còn được gọi là viêm gan B lành tính, hoặc là người mang mầm bệnh không triệu chứng. Đây là trường hợp một người đã nhiễm virus viêm gan B mạn tính nhưng virus tạm thời không sinh sôi nảy nở thêm và virus tạm thời chưa tấn công tế bào gan. Tuy nhiên, với người bệnh viêm gan B lành tính, việc tiêm vaccine viêm gan B không có tác dụng gì và virus viêm gan B vẫn có thể lây truyền cho người khác qua máu và dịch tiết (tinh dịch, dịch âm đạo, nước tiểu, phân,…).
Đặc biệt, virus viêm gan B có thể hoạt động trở lại bất cứ lúc nào và tăng sinh nhanh chóng, tấn công tế bào gan, gây ra các tổn thương cho gan.
2. Viêm gan B lành tính có chữa được không ?
Ở người bệnh viêm gan B lành tính, virus viêm gan B tạm thời không hoạt động, không tấn công tế bào gan nên chức năng gan tạm thời không bị ảnh hưởng virus. Do vậy, người bệnh viêm gan B lành tính không cần điều trị bất kỳ một loại thuốc gì, kể cả thuốc Tây y hay thuốc Nam, thuốc Bắc hay thực phẩm chức năng. Việc sử dụng không đúng có thể làm tổn thương gan, tạo điều kiện cho virus viêm gan B hoạt động trở lại, sinh sôi và tấn công tế bào gan.
Việc điều trị viêm gan B về âm tính là rất khó đối với cả viêm gan B thể hoạt động và viêm gan B thể không hoạt động (viêm gan B lành tính). Tuy nhiên, trong thực tế điều trị tại Phòng khám chuyên khoa – Công ty cổ phần Bệnh Viện Gan Tâm Đức đã ghi nhận có những trường hợp người bệnh viêm gan B lành tính sau một thời gian điều trị thì xét nghiệm viêm gan B âm tính, thậm chí có những trường hợp viêm gan B mạn tính cũng đã được điều trị về âm tính được ghi nhận trong thực tế. Đây đều là những bệnh nhân tuân thủ, phối hợp điều trị rất tốt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc điều trị viêm gan B về âm tính qua các bài viết dưới đây:
- Điều trị viêm gan B về âm tính
- Người lành mang virus viêm gan B có chữa được không ?
- Điều trị viêm gan B về âm tính – Chia sẻ của anh Tâu A Xá Nép (tỉnh Ninh Thuận)
3. Lời khuyên của bác sĩ
Viêm gan B lành tính không có các triệu chứng đặc trưng nên người bệnh thường chỉ phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh đã tiến triển sang thể hoạt động.
Do virus viêm gan B có thể được kích hoạt, tái hoạt động bất cứ lúc nào nên người bệnh viêm gan B lành tính cần được kiểm tra sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ 1 lần và làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm gan theo chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm gan B lành tính cần lưu ý 10 điều sau:
- Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, dao cạo, vv…
- Không hiến máu.
- Cần thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn (bao cao su).
- Không uống rượu bia, thức ăn cay nóng, thức ăn mặn để tránh đánh thức virus HBV.
- Tránh thức khuya, làm việc quá sức.
- Xây dựng thực đơn dành cho người viêm gan B khoa học: ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều rau và trái cây, hạn chế chất béo.
- Thường xuyên tập thể thao nâng cao sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể.
- Giảm căng thẳng, tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: không hút thuốc, không uống rượu/ bia,…
- Khuyến nghị người thân và những người xung quanh tiêm ngừa viêm gan B.
- Thông báo với nhân viên y tế khi họ giúp xử lý vết thương, tiêm thuốc, lấy mẫu máu và dịch xét nghiệm.