ZaloĐặt hẹn

8 chỉ số viêm gan B quan trọng người bệnh viêm gan B cần biết

Viêm gan B là một trong những bệnh lý nguy hiểm và phổ biến tại Việt Nam, nhiều người mang virus viêm gan B mà không hề hay biết, vì bệnh có thể âm thầm tiến triển trong nhiều năm mà không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu rõ các chỉ số viêm gan B, việc theo dõi và kiểm soát bệnh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bài viết này sẽ giúp bạn nhận biết 08 chỉ số viêm gan B quan trọng, giúp bạn nắm rõ tình trạng bệnh của mình, chủ động theo dõi, kiểm soát bệnh và phối hợp với bác sĩ tốt hơn.

8 chỉ số viêm gan B quan trọng người bệnh viêm gan B cần biết
Các chỉ số viêm gan B là công cụ quan trọng giúp đánh giá tình trạng hoạt động của virus viêm gan B.

1. Viêm gan B là gì?

Có lẽ bạn đã từng nghe về viêm gan B trên các phương tiện truyền thông hoặc qua lời chia sẻ từ người thân, bạn bè hoặc qua những bài viết của Gan Tâm Đức. Đây là bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra, virus này tấn công trực tiếp vào gan – cơ quan đóng vai trò lọc và thải độc trong cơ thể. Điều đáng lo là HBV có thể tồn tại âm thầm trong nhiều năm mà không gây triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh chủ quan và không đi khám kịp thời. Khi không được phát hiện và điều trị sớm, viêm gan B có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan hoặc ung thư gan. Những hậu quả này không chỉ đe dọa tính mạng mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và chi phí điều trị.

Virus viêm gan B chủ yếu lây qua ba con đường: máu, quan hệ tình dục không an toàn và từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Việc hiểu rõ cách lây truyền sẽ giúp bạn dễ dàng phòng tránh, nhất là trong các tình huống hàng ngày như truyền máu, dùng chung kim tiêm hay quan hệ tình dục không bảo vệ.

Theo thống kê từ Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ viêm gan B mạn tính cao. Điều này cho thấy đây không chỉ là nỗi lo của một cá nhân mà là vấn đề y tế cộng đồng cần được quan tâm đúng mức. Từ đó, việc xét nghiệm định kỳ và nâng cao nhận thức trong cộng đồng trở nên vô cùng quan trọng.

🞂 Bạn có thể tham khảo thêm về viêm gan B tại bài viết: Viêm gan B là gì ? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả

Các giai đoạn viêm gan B
Các giai đoạn viêm gan B
Triệu chứng viêm gan B cấp tính có thể gặp
Triệu chứng viêm gan B cấp tính có thể gặp

2. Tại sao cần hiểu các chỉ số viêm gan B?

Khi đi khám hoặc làm xét nghiệm viêm gan B, chắc bạn cũng từng nghe đến những cái tên như HBsAg hay HBeAg. Có thể lúc đó bạn chỉ gật đầu cho qua vì khó hiểu quá. Nhưng thật ra, nếu bạn nắm được ý nghĩa của các chỉ số này, bạn sẽ hiểu rõ mình đang ở giai đoạn nào của bệnh. Từ đó, bạn sẽ không còn cảm thấy mơ hồ hay lo lắng không cần thiết.

Các chỉ số viêm gan B giúp bạn biết mình có đang mang virus không, hay cơ thể đã có miễn dịch sau tiêm vắc-xin. Điều này cực kỳ quan trọng, nhất là nếu trong gia đình bạn có người đang bị viêm gan B hoặc bạn đang lên kế hoạch sinh con. Biết rõ tình trạng của mình giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

Không dừng lại ở việc phát hiện bệnh, các chỉ số này còn cho thấy virus đang hoạt động mạnh hay đang “ngủ yên”. Điều này quyết định việc có cần điều trị ngay hay chưa. Nếu virus đang gây tổn thương gan, bạn sẽ cần theo dõi sát sao và điều trị kịp thời để tránh biến chứng.

Quan trọng hơn nữa, những chỉ số này chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Khi mọi quyết định đều dựa trên thông số rõ ràng, bạn sẽ thấy yên tâm hơn. Hiểu các chỉ số cũng giúp bạn hợp tác tốt hơn với bác sĩ, biết lúc nào cần tái khám, lúc nào có thể tạm yên tâm.

Vàng da do viêm gan B
Vàng da do viêm gan B

3. Tìm hiểu 8 chỉ số viêm gan B quan trọng cần biết

Khi bạn đi khám viêm gan B, bác sĩ sẽ không chỉ hỏi triệu chứng mà còn dựa vào một loạt xét nghiệm máu để đưa ra đánh giá chính xác. Trong đó, có 8 chỉ số quan trọng giúp xác định bạn có nhiễm virus hay không, mức độ hoạt động của virus và tình trạng tổn thương gan ra sao. Mỗi chỉ số đóng vai trò riêng và khi kết hợp lại sẽ giúp vẽ nên “bức tranh” tổng thể về sức khỏe gan của bạn.

3.1. HBsAg – Dấu hiệu bạn có đang nhiễm virus hay không

Một trong những chỉ số đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi kiểm tra viêm gan B là HBsAg. Đây là kháng nguyên nằm trên bề mặt virus, giúp xác định liệu bạn có đang mang virus viêm gan B hay không. Nếu chỉ số này dương tính trên 6 tháng, tức là bạn đang nhiễm viêm gan B mạn tính. Ngược lại, nếu âm tính, có thể bạn chưa từng nhiễm hoặc đã có miễn dịch sau tiêm vắc xin. Chỉ số này là “tấm vé đầu tiên” để bác sĩ biết bạn đang ở đâu trong hành trình với virus.

3.2. Anti-HBs – Biết bạn đã có miễn dịch hay chưa

Sau khi biết mình có mang virus hay không, bạn cần tiếp tục kiểm tra Anti-HBs để biết cơ thể đã có kháng thể bảo vệ chưa. Nếu chỉ số này dương tính và đạt từ 10 mIU/mL trở lên, bạn đã có miễn dịch – điều đó có thể đến từ vắc xin hoặc cơ thể tự vượt qua bệnh trước đây. Ngược lại, nếu chỉ số này âm tính, bạn đang thiếu sự bảo vệ và nên cân nhắc tiêm phòng. Đây là cách đơn giản để chủ động ngăn chặn bệnh.

3.3. Anti-HBc – Dấu hiệu cho thấy bạn từng tiếp xúc với virus

Tiếp theo, Anti-HBc giúp bạn biết liệu mình đã từng tiếp xúc với virus viêm gan B hay chưa – kể cả khi không có triệu chứng. Nếu chỉ số này dương tính và HBsAg âm tính, bạn có thể đã nhiễm trước đây và đã khỏi. Nhưng nếu cả hai cùng dương tính, rất có thể bạn đang trong giai đoạn bệnh hoạt động. Chỉ số này giống như “dấu vết” virus để lại – giúp bác sĩ xác định hành trình nhiễm bệnh của bạn.

3.4. IgM anti-HBc – Cảnh báo giai đoạn cấp tính hoặc tái hoạt

Khi cần đánh giá tình trạng cấp tính, bác sĩ sẽ nhìn vào chỉ số IgM anti-HBc. Nếu chỉ số này dương tính, cơ thể bạn đang phản ứng mạnh với virus – thường là trong giai đoạn viêm cấp hoặc khi virus hoạt động trở lại sau thời gian im lặng. Trường hợp này gan dễ bị tổn thương nghiêm trọng. Đây là lúc bạn cần xét nghiệm men gan và HBV-DNA để có hướng điều trị chính xác và kịp thời.

3.5. HBeAg – Xác định virus có đang hoạt động mạnh hay không

Để biết virus có đang sinh sôi trong cơ thể bạn hay không, chỉ số HBeAg sẽ trả lời điều đó. Nếu dương tính, virus đang hoạt động mạnh và nguy cơ lây nhiễm cho người khác cũng cao hơn. Tuy nhiên, nếu âm tính, không có nghĩa là virus đã biến mất – bạn vẫn cần theo dõi kỹ. Khi kết hợp với chỉ số HBV-DNA, bác sĩ sẽ xác định bạn có cần điều trị ngay hay tiếp tục theo dõi.

3.6. Anti-HBe – Tín hiệu cơ thể đang kiểm soát virus

Một chỉ số khác cho thấy hệ miễn dịch bạn đang làm tốt nhiệm vụ là Anti-HBe. Khi chỉ số này dương tính, có nghĩa là cơ thể đang kiểm soát virus tốt hơn – virus bước vào giai đoạn “ngủ yên”. Dù đây là tín hiệu tích cực, bạn vẫn cần tiếp tục theo dõi các chỉ số khác để đảm bảo gan không bị tổn thương ngầm. Sự chủ động theo dõi là cách bảo vệ bạn dài lâu.

3.7. HBV-DNA – Đo trực tiếp lượng virus trong máu

Trong tất cả các chỉ số, HBV-DNA là một trong những chỉ số quan trọng nhất vì nó đo trực tiếp lượng virus trong máu. Nếu lượng virus thấp (dưới 2,000 IU/mL), bạn có thể chỉ cần theo dõi định kỳ. Nhưng nếu trên 20,000 IU/mL, virus đang hoạt động mạnh và gan có nguy cơ bị tổn thương. Khi đó, điều trị bằng thuốc kháng virus sẽ được xem xét để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

3.8. ALT/ AST – Phản ánh gan bạn có đang bị tổn thương hay không

Cuối cùng, để biết gan có bị viêm hay tổn thương, bạn cần xét nghiệm men gan – cụ thể là ALT và AST. ALT dưới 40 U/L là bình thường. Nếu chỉ số này tăng kéo dài, có thể gan bạn đang bị tấn công bởi virus hoặc đang gặp vấn đề khác. Khi kết hợp với HBV-DNA cao, đây là tín hiệu rõ ràng để bác sĩ chỉ định điều trị ngay.

Lấy máu xét nghiệm viêm gan B
Việc lấy máu xét nghiệm viêm gan B rất nhanh và đơn giản.
Điều trị viêm gan B TPHCM - Phòng xét nghiệm
Các mẫu xét nghiệm được chuyển tới Phòng xét nghiệm để phân tích. Thông thường, các kết quả xét nghiệm sẽ có sau một vài giờ.

4. Sau khi có kết quả, cần làm gì tiếp theo?

– Đừng vội kết luận khi vừa xem kết quả xét nghiệm

Khi bạn mới nhận kết quả xét nghiệm viêm gan B, cảm giác lo lắng hay hoang mang là điều rất dễ hiểu. Nhiều người ngay lập tức tra Google, cố tìm lời giải đáp cho từng chỉ số. Tuy nhiên, các con số ấy chỉ có ý nghĩa rõ ràng khi được bác sĩ chuyên khoa phân tích trong mối quan hệ tổng thể, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Nếu vội vàng tự kết luận hay tự mua thuốc uống, bạn có thể khiến tình trạng bệnh phức tạp hơn.

– Tìm đến bác sĩ chuyên khoa

Thay vì đoán già đoán non, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên về gan mật. Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu chính xác tình trạng của mình đang ở đâu, có cần điều trị không, và cần theo dõi những gì. Những địa chỉ uy tín như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhân Dân 115,… hay Phòng khám chuyên khoa – Công ty CP Bệnh Viện Gan Tâm Đức luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Lúc này, sự đồng hành của bác sĩ là điểm tựa tốt nhất của bạn.

– Tái khám định kỳ

Kể cả khi bạn cảm thấy khỏe, đừng chủ quan bỏ qua việc tái khám. Viêm gan B là bệnh có thể âm thầm tiến triển mà không có triệu chứng rõ ràng. Việc đi kiểm tra định kỳ mỗi 3-6 tháng hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát tình hình gan của bạn, phát hiện sớm nếu có biến chuyển xấu và điều chỉnh hướng điều trị cho phù hợp. Sức khỏe của bạn đáng để đầu tư thời gian và sự quan tâm như vậy.

5. Những lưu Ý đặc biệt trong theo dõi viêm gan B

Khi đã biết mình mang virus viêm gan B, việc theo dõi và chăm sóc đúng cách là điều cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những lưu ý mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn bảo vệ gan và giữ sức khỏe ổn định lâu dài.

– Đừng chủ quan dù bạn thấy mình vẫn khỏe

Có thể bạn vẫn cảm thấy khỏe mạnh, ăn uống bình thường và không có biểu hiện gì đáng lo. Nhưng viêm gan B lại là một “kẻ thù thầm lặng” – nó có thể âm thầm làm tổn thương gan mà không báo trước. Vì thế, dù không có triệu chứng, bạn vẫn nên tái khám định kỳ để kiểm tra các chỉ số liên quan. Đừng để đến khi cơ thể lên tiếng thì đã quá muộn.

– Nói không với thuốc không rõ nguồn gốc và rượu thuốc hay những lời truyền miệng

Khi bị bệnh, ai cũng mong có cách gì đó “nhanh và hiệu quả”. Từ tâm lý đó, một sai lầm phổ biến là nghe theo lời khuyên truyền miệng và tự ý dùng các loại thuốc không rõ thành phần, xuất xứ; các loại thảo dược không rõ nguồn gốc hay các loại rượu thuốc. Gan vốn đang bị virus tấn công, nếu bạn nạp thêm những chất không phù hợp, gan sẽ phải làm việc quá sức và có thể bị tổn thương nặng hơn. Mọi phương pháp điều trị cần dựa vào tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý quyết định.

– Chăm sóc gan từ những thói quen nhỏ hằng ngày

Một lối sống lành mạnh chính là “bài thuốc” bền vững cho gan. Không cần làm gì quá to tát, bạn chỉ cần bắt đầu bằng những việc đơn giản: ăn uống vừa đủ, chọn thực phẩm sạch, vận động nhẹ mỗi ngày, ngủ sớm và tránh lo âu quá mức. Những điều này nghe quen thuộc, nhưng lại là nền tảng để gan hồi phục và khỏe mạnh hơn. Hãy coi đó là cách bạn “nâng niu” cơ thể mình mỗi ngày.

Cà chua - Bông cải xanh - Rau bina - Khoai mỡ tốt cho gan
Cà chua – Bông cải xanh – Rau bina – Khoai mỡ tốt cho gan

6. Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Khi tìm hiểu về các chỉ số viêm gan B, rất nhiều người thắc mắc về các tình huống thực tế hoặc gặp khó khăn trong cách hiểu kết quả xét nghiệm. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến mà bạn có thể đang băn khoăn – và câu trả lời ngắn gọn, dễ hiểu để bạn yên tâm hơn trong quá trình theo dõi sức khỏe của mình.

❓ Viêm gan B có chữa khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay, viêm gan B chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát virus nếu điều trị đúng cách và theo dõi đều đặn. Nhiều người sống khỏe mạnh cả đời dù mang virus, chỉ cần bạn không bỏ theo dõi và giữ lối sống tốt. Thực tế điều trị tại Phòng khám chuyên khoa – Công ty CP Bệnh Viện Gan Tâm Đức, nhiều bệnh nhân viêm gan B đã trở về âm tính sau một thười gian điều trị.

❓ Tôi không có triệu chứng gì, vậy có cần đi kiểm tra viêm gan B không?

Có. Viêm gan B có thể âm thầm tấn công gan trong nhiều năm mà không gây triệu chứng gì rõ rệt. Nếu bạn từng có nguy cơ lây nhiễm (như qua máu, quan hệ tình dục không an toàn, sống chung với người mắc bệnh…), bạn nên xét nghiệm để biết chắc mình có đang mắc viêm gan B không để xử lý kịp thời.

❓ Tôi có thể lây viêm gan B cho người khác qua ăn uống không?

Không. Viêm gan B không lây qua ăn uống, bắt tay, hôn má hay ôm nhau thông thường. Virus chỉ lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sống chung với người thân mà không lo lây bệnh nếu biết cách phòng ngừa.

❓ Chỉ số nào cho biết tôi đã có miễn dịch với viêm gan B?

Bạn có thể nhìn vào chỉ số Anti-HBs. Nếu chỉ số này ≥ 10 mIU/mL, nghĩa là bạn đã có kháng thể bảo vệ – nhờ tiêm vaccine hoặc từng nhiễm virus và tự hồi phục. Trường hợp chỉ số thấp hơn, bạn nên hỏi bác sĩ về việc tiêm phòng để được bảo vệ.

❓ Tôi có cần kiêng ăn khi bị viêm gan B không?

Có. Tuy nhiên, bạn không cần quá khắt khe. Bạn cần hạn chế rượu bia, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn là điều rất nên làm. Ăn đủ chất, nhiều rau xanh, uống đủ nước và vận động nhẹ giúp gan khỏe hơn. Gan vốn đã vất vả vì virus, đừng làm nó mệt thêm vì thói quen sống.

❓ Bao lâu tôi nên kiểm tra lại các chỉ số viêm gan B một lần?

Thông thường, bạn nên tái khám và kiểm tra định kỳ mỗi 3-6 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Khoảng thời gian này giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị và can thiệp kịp thời nếu có dấu hiệu xấu. Việc tái khám định kỳ là chìa khóa để giữ gan an toàn lâu dài.

❓ Tôi có nên điều trị bằng thuốc lá, thuốc dân gian không?

Tốt nhất là không nên tự ý dùng thuốc dân gian, thuốc lá, rượu thuốc hay thảo dược nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Những thứ này có thể làm gan tổn thương nặng thêm. Khi bạn đang chống lại virus, hãy chọn phương pháp an toàn, có cơ sở khoa học để bảo vệ chính mình.

❓ Người có HBsAg dương tính có thể kết hôn hoặc sinh con không?

Hoàn toàn có thể kết hôn và sinh con bình thường, nhưng điều quan trọng là phải theo dõi điều trị chặt chẽ. Người thân, đặc biệt là vợ/chồng và trẻ sơ sinh, nên được tiêm vaccine phòng ngừa càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ lây truyền. Với sự hỗ trợ của y học hiện đại, bạn vẫn có thể xây dựng một gia đình khỏe mạnh.

❓ HBV-DNA cao nhưng men gan lại bình thường có ý nghĩa gì?

Tình trạng này có thể xảy ra ở giai đoạn dung nạp miễn dịch (Immune Tolerance), thường gặp ở người trẻ. Dù men gan bình thường, virus vẫn đang tồn tại và có thể âm thầm gây tổn thương gan. Vì vậy, bạn vẫn cần theo dõi sát và làm thêm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định bác sĩ.

❓ Tôi có cần làm đủ cả 08 chỉ số viêm gan B không?

Không phải lúc nào cũng cần làm đủ tất cả. Việc xét nghiệm 08 chỉ số viêm gan B sẽ được bác sĩ chỉ định tùy vào từng giai đoạn cụ thể – ví dụ như lúc mới phát hiện bệnh, trước khi điều trị, hoặc trong quá trình theo dõi định kỳ. Quan trọng nhất là làm đúng lúc và đúng chỉ số để tiết kiệm chi phí và mang lại kết quả chính xác nhất.

7. Lời kết

Tóm lại, 08 chỉ số viêm gan B nêu ở trên là công cụ quan trọng giúp đánh giá mức độ nhiễm và tình trạng hoạt động của virus viêm gan B. Việc nắm rõ 8 chỉ số viêm gan B không chỉ giúp bạn hiểu mình đang ở giai đoạn nào của bệnh, mà còn là cơ sở để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm như xơ gan hay ung thư gan.

Nếu bạn hoặc người thân đang lo lắng về viêm gan B, hãy chủ động xét nghiệm định kỳ và theo dõi sát sao các chỉ số quan trọng. Để yên tâm hơn trong quá trình theo dõi và điều trị, bạn có thể liên hệ Phòng khám chuyên khoa – Công ty CP Bệnh Viện Gan Tâm Đức để được tư vấn cụ thể và hỗ trợ đặt lịch khám. Chăm sóc sức khỏe là một hành trình dài, Phòng khám chuyên khoa – Công ty CP Bệnh Viện Gan Tâm Đức luôn sẵn sàng đồng hành với bạn!

PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA GAN TÂM ĐỨC

✧ Địa chỉ: 229 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

✧ Điện thoại: (028) 62675991

📞 HOTLINE tư vấn và đặt hẹn: 0967888943

✧ Zalo: 0967888943

✧ Email: [email protected]

✧ Facebook: Chuyên khoa Gan Tâm Đức

Bạn có thể để lại số điện thoại tại đây. Chúng tôi sẽ nhanh chóng gọi cho bạn.

Nguồn Tham Khảo:

Hashtag: #gantamduc #ykhoatamduc #khambenhgan #chuabenhgan #chuaviemganb #xetnghiembenhgan #chisoviemganb #xetnghiemviemganb

5/5 - (3 bình chọn)

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top