GọiĐặt hẹn

Bệnh Gout mạn là gì ?

Bệnh Gout mạn là gì

Bệnh Gout mạn là gì thưa Bác sỹ ? Em đọc nhiều tài liệu về bệnh gout và những khái niệm về bệnh gout nhưng vẫn không phân biệt rõ ràng khi nào thì được kết luận là gout mạn tính. Mong BS tư vấn giúp, danle- 09676…23.

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Bác sỹ Gút. Đây là cũng là băn khoăn và lo lắng chung của cả cộng đồng bệnh nhân Gout. Để có thể hiểu rõ hơn Bệnh gout mạn là gì? Mời bạn cùng tham khảo nội dung bài viết sau của bác sỹ Gout.

Thực ra không có khái niệm rõ ràng về bệnh gout cấp và bệnh gout mạn. Khi người bệnh trải qua nhiều cơn đau ( viêm) gout cấp, tinh thể urat sẽ tích tụ dần tại khớp tạo thành cục tophi lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Bệnh Gout thường được phân ra 4 giai đoạn:

Giai đoạn đầu là giai đoạn tăng axit uric nhưng không xuất hiện triệu chứng.

Giai đoạn 2 là giai đoạn cấp tính. Đây cũng là giai đoạn bệnh nhân gout phải đối mặt với  những cơn đau dữ dội.

Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh gout hầu như ngủ yên. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường nên thường lơ là chủ quan. Đây là thời điểm tích tụ muối urat nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sẽ tiến triển dần sang giai đoạn 4. Đây là giai đoạn Gout mạn tính. cộng xuất hiện các hạt, các cục tophi với tần suất các cơn đau gout cấp xuất hiện ngày càng dày hơn.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh gút  (gout) bắt nguồn từ tiếng Pháp goutte /ɡut/), còn được gọi là bệnh thống phong, Bệnh Gout là một loại viêm khớp, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Đa phần bệnh nhân được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gout cấp trên một tiền sử bệnh nền tiềm ẩn và phần lớn là những bệnh nhân thường xuyên sử dụng rượu, bia. Bệnh gút ngày càng phổ biến trong xã hội công nghiệp phát triển.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Nguyên nhân sâu xa của bệnh gout là những trục trặc về gen. Ngày nay, các nhà khoa học đã xác định được 5 loại gen liên quan đến bệnh gout: HGPRT1, Glc6-photphat tại gan và 3 gen PRPPs1,2,3 có trong tinh hoàn.

Hiện tượng viêm của bệnh gout xảy ra do các tinh thể muối urat hình kim của một chất gọi là axit uric lắng đọng trong một số khớp, Có nhiều nguyên nhân gây lắng đọng muối urat nếu nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể nhưng không được đào thải qua thận. Thực chất hội chứng tăng axit uric và bệnh gout là hai vấn đề khác nhau nhưng lại có liên hệ chặt chẽ với nhau. Axit uric là sản phẩm phụ hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể . Thói quen sử dụng rượu bia, thức ăn giàu đam, giàu purin, thói quen dinh dưỡng không phù hợp không chỉ làm tăng hàm lượng purin mà còn là nguồn chuyển hóa dở dang tạo ra vô số các gốc tự do, các sản phẩm này trôi lang thang trong cơ thể và luôn sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi trong cơ thể.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh Gout

Nam giới có nguy cơ nhiều hơn nữ, các gen bị trục trặc cũng thường có ở nam. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng rối loạn chuyển hóa, nghiện rượu, bia, thường xuyên sử dụng thuốc Aspirin, thuốc lợi tiểu.

Triệu chứng của bệnh Gout

Giai đoạn 1 thường chỉ tăng axit uric, giai đoạn 2 xuất hiện các cơn đau thường là ở ngón chân cái và xuất hiện vào ban đêm sau một tác động vật lý hoặc sau một buổi ăn nhậu, tiệc tùng. Thông thường sau cơn đau đầu tiên bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng từ 1-3 năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau gout cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp,  làm giảm, mất  vận động, đau mạn tính và hình thành cục tophi do tinh thể muối urat lắng đọng trong mô mềm.

Chẩn đoán bệnh Gout

Gout thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể muối Urat dưới kính hiển vi. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây nguy hiểm nếu vô trùng không tốt. Hiện nay tại những cơ sở chuyên khoa có thể chẩn đoán bằng siêu âm khớp bởi bác sỹ chuyên khoa. Ngoài ra có thể cho bệnh nhân xuất hiện cơn gout cấp đầu tiên uống Colchicine. Sau một vài giờ, thuốc có tác dụng giảm đau, thì có thể đó là gout. Trong cơn gout cấp, nồng độ Acid uric máu có thể bình thường chứ không nhất thiết phải tăng cao.

Điều trị bệnh Gout mạn tính

Để điều trị hiệu quả bệnh gout, thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị với phác đồ thuốc tây để giảm nồng độ axit uric trong máu, các thuốc kháng viêm giảm đau trong cơn gout cấp. Kết hợp hỗ trợ điều trị với thảo dược để ngăn lắng đọng muối urat, tăng đào thải ở thận. Liverix BC và Ngài tằm Obelisk là những sản phẩm hỗ trợ bảo vệ gan và tăng đào thải ở thận rất tốt.

Để có công dụng cao trong điều trị bệnh nói chung và bệnh gout nói riêng, ngoài việc dùng kết hợp thuốc tây và thảo dược, cũng cần sử dụng thảo dược được chọn lọc kỹ càng từ nguồn nguyên liệu sạch, không nhiễm hóa chất độc hại. Đặc biệt, cần được sao tẩm hoặc bào chế theo đúng công thức và hàm lượng, bởi các đơn vị có đầu tư nghiên cứu bài bản.

Bên cạnh uống thuốc, bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên chọn thức ăn dễ tiêu; tránh kiêng khem quá mức dẫn đến suy kiệt cơ thể; không nên dùng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, nội tạng động vật, đồ chiên xào dầu mỡ, thực phẩm ôi thiu, nhiễm hóa chất.

Ngoài ra, nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh lao động quá sức; không quá lo âu, phiền muộn; tập luyện thể dục thể thao . Nên thăm khám sớm bởi Bác sĩ chuyên khoa.

Lời kết:

Khi tăng axit uric cần chữa trị kịp thời đúng cách, tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là nhóm người cần được kiểm soát tăng axit uric thường xuyên là : người thừa cân, béo phì; tim mạch, huyết áp cao; người thường xuyên sử dụng rượu bia; tiểu đường, người thường xuyên thức đêm; người sử dụng dài ngày nhóm thuốc aspirin; thuốc lợi tiểu,…

Nếu bạn vẫn còn thắc mắc bệnh gout mạn là gì hoặc cần tư vấn thêm về bệnh gout. Xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và hoàn toàn MIỄN PHÍ – 0967 888 943

Nguồn: Bacsigut.com

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top