GọiĐặt hẹn

Bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì

Bệnh Gút kiêng gì và nên ăn gì?

Bệnh Gút kiêng gì và nên ăn gì luôn là mối quan tâm của bệnh nhân và những người thân của họ. Kiêng gì, ăn gì vừa giúp ngăn chặn cơn đau, hỗ trợ điều trị bệnh tiến triển tốt là vấn đề  quan trọng trong phác đồ điều trị bệnh gút.

Gút luôn là mối lo lắng thường trực của những ai đã từng bị cơn đau gút cấp hành hạ cùng với nguy cơ biến chứng suy gan, suy thận, tim mạch.

Ngoài việc tuân thủ uống thuốc, tập thể dục vừa sức thì chế độ ăn uống cũng là mối bận tâm không nhỏ của bệnh nhân gút.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị.

Để có thể biết được bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì, giúp phòng ngừa cơn gút cấp hiệu quả. Mời quý vị cùng Y khoa Tâm Đức tìm hiểu về chủ đề “Bệnh Gút kiêng gì và  ăn được gì” trong nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm về bệnh gút.

Gút là bệnh rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric máu. Acid uric tăng cao liên tục kèm  theo sự lắng đọng tinh thể muối urat gây nên những cơn đau , viêm ở các  khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, khớp bàn chân, cổ tay, khuỷu tay và đặc biệt là ở ngón chân cái.

Một số nguyên nhân thường gặp gây nên bệnh Gút.

–  Tăng sản xuất acid uric liên tục.

– Giảm đào thải acid uric ở thận.

– Chế độ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật.

Bệnh gút kiêng gì?

Giảm tối đa nhóm thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến, tôm, cua…..). Nhóm thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành cơn gút cấp tính.

Một số loại rau người bệnh gút không nên dùng như rau bina, cải bắp, măng tây và nấm.

Nhóm chất béo trong khẩu phần ăn cũng cần giảm tới mức thấp nhất bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và sữa ít béo.

Không dùng các loại trái cây có vị chua nhiều, thực phẩm lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể

Một số gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gút.

Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia bởi rượu, bia làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

                  Sò, Cá thu, cá trích, là nguy cơ xuất hiện cơn đau gút cấp

Bệnh gút nên ăn gì?

Người bệnh gút nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

Thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày từ rau và trái cây.

Uống đủ nước theo số cân nặng để tăng cường đào thải acid uric, ưu tiên uống nước khoáng kiềm.

Nên ăn các loại thịt có màu trắng  như thịt cá nước ngọt, lườn gà, thịt heo …) vì thịt có màu trắng thường ít purin hơn

Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate là loại thực phẩm quan trọng đối với người bệnh gút, bởi nó chứa một lượng purin thấp, an toàn. Nhóm thực phẩm này có chức năng làm giảm và hòa tan acid uric trong nước tiểu. Vì vậy, người bệnh có thể thoải mái ăn mì, phở, bún, khoai, bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì.

Thêm các loại thực phẩm từ rau xanh, trái cây có chức năng đào thải axit uric trong máu ra ngoài như cherry, dâu tây, cải bẹ xanh, cam, lá sake.

Tăng cường các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gút là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, …

Nên dùng dầu ô liu, dầu lạc, dầu vừng….để giảm bớt lượng chất béo.

Khi chế biến nên ưu tiên các món hấp, luộc, hạn chế tối đa các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.

Bệnh nhân Gút cần cung cấp đủ năng lượng, đủ dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của từng người. Chế độ ăn giữ được cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh bị thừa cân, béo phì đồng thời cũng không được để suy dinh dưỡng.

Chất đạm luôn cần thiết cho cơ thể nhưng người bệnh gút cần ăn ở mức vừa phải, không ăn quá nhiều, đặc biệt hạn chế lượng purin trong bữa ăn. Purin có nhiều trong các thực phẩm giàu đạm.

Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều chất béo lại có nguy cơ gây ra thừa cân, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.

Ngoài ra người bệnh gút cũng nên tập thể dục đều đặn để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch.

Thực phẩm dành cho Bệnh nhân Gút

Kết hợp các loại thảo dược tăng cường chức năng gan, chức năng thận giúp đào thải acid uric. Sản phẩm đang được xem là đạt hiệu quả cao giúp đào thải acid uric là Ngài tằm Obelisk và Liverix BC.

                                                  Ngài tằm Obelisk giúp tăng cường chức năng thận để đài thải acid uric
                                 Liverix-BC tăng cường chức năng gan giúp giảm nồng độ acid uric

Lời kết.

Trên đây là tóm tắt một số thông tin về Bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì để có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh gút.

Nếu quý vị vẫn còn thắc mắc Bệnh gút kiêng gì và nên ăn gì hoặc cần tư vấn về phác đồ điều trị gút, xin vui lòng liên hệ số Tổng đài tư vấn của Y khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể (Tư vấn MIỄN PHÍ) – 0967888943

Nguồn : Y khoa Tâm Đức.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top