ZaloĐặt hẹn

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút (bệnh gout)

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gút đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gút. Để hiểu hơn về chế độ ăn uống dành cho người bệnh gút, mời Quý vị theo dõi những chia sẻ dưới đây của Thạc sĩ – Bác sĩ Vũ Thịnh – Một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh gút.

che do dinh duong cho nguoi benh gut benh gout
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ hỗ trợ người bệnh kiểm soát được bệnh gút.

1. Tại sao thực đơn cho người bệnh gút lại góp phần quan trọng trong điều trị như vậy?

Bệnh gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống những thực phẩm nhiều Purin dẫn đến Acid uric tăng cao, gặp điều kiện thuận lợi làm lắng đọng tinh thể muối urat.

  • Tinh thể urat nếu lắng đọng ở khớp (sụn khớp, bao hoạt dịch) làm khớp bị viêm, gây đau đớn, biến dạng và cứng khớp.
  • Tinh thể urat nếu lắng đọng ở thận gây nên các vấn đề ở thận ( viêm thận kẽ, sỏi thận, suy thận mạn,…)
  • Bệnh gút thường gặp ở nam giới từ 40 tuổi trở lên. Bệnh thường có những đợt kích phát, tái phát tăng dần theo thời gian.

2. Nguyên tắc trong thực đơn của người bệnh gút:

  1. Đảm bảo bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối.
  2. Đảm bảo cân đối giữa các thành phần sinh năng lượng: Đạm – Béo – Đường 12-15% : 18-20% : 65-70%
  3. Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: các loại thịt đạm quá cao, hải sản, các loại phủ tạng.
  4. Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày
  5. Không uống rượu, bia
  6. Luôn uống đủ nước theo chuẩn kg cơ thể

3. Dưới đây là các thực phẩm nên ăn theo mức độ và các thực phẩm không nên ăn:

  • Tránh các thực phẩm có chứa nhiều Acid uric như: óc, gan, bầu dục, các loại phủ tạng, nước ninh xương, nước luộc thịt.Không dùng đồ uống gây tăng axid uric máu: rượu, bia, nước ngọt có gas, độ cồn.
  • Ăn vừa phải các thực phẩm có hàm lượng Acid uric trung bình như: thịt gà, vịt, heo, cá nước ngọt. Giảm bớt lượng đạm cao trong khẩu phần ăn. Hạn chế ăn các loại đậu đỗ măng tây, mắm ruốc…
  • Ưu tiên các thực phẩm có hàm lượng Acid uric thấp trong chế biến bữa ăn hàng ngày như: ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, trứng, sữa, phomát, rau quả. Uống nước có tính kiềm: nước rau, nước khoáng. Uống đủ nước theo chuẩn cơ thể

Hàm lượng nhân Purin trong các nhóm thực phẩm tính theo mg trong 100mg thực phẩm:

  • Nhóm 1: Nhân Purin thấp (5-15mg): Ngũ cốc, dầu, mỡ, trứng, sữa, rau, quả, hạt.
  • Nhóm 2: Nhân Purin trung bình (50- 150mg): Thịt màu trắng, cá nước ngọt.
  • Nhóm 3: Nhân Purin cao (trên 150mg): Óc, gan, bầu dục, cá trích, nấm, măng tây, nước dùng thịt.
  • Nhóm 4: Các loại đồ uống chứa nhân Purin: Rượu, bia.

Nhiều bệnh nhân xuất hiện đợt sưng đau khớp dữ dội đến mức không đi lại được sau khi ăn nhậu nhiều hải sản, thịt chó, thịt thú rừng hay dạ dày, lòng lợn tiết canh.

Vì vậy chế độ ăn uống cho người bệnh gút có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp hạ acid uric máu bằng hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể (acid uric được tạo nên do ôxy hoá nhân purin).

Lời kết

Nếu Quý vị còn thắc mắc gì về bệnh chế độ dinh dưỡng của bệnh gút, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn của Y Khoa Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

Nếu Quý vị có nhu cầu khám và điều trị bệnh gút, xin vui lòng đăng ký trước để được ThS. BS Vũ Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh gout thăm khám và điều trị trực tiếp – Điện thoại đặt hẹn: (028) 62675991

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top