Thực tế ghi nhận có những trường hợp gan nhiễm mỡ đã dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Bệnh nguy hiểm vậy nên nhiều người thắc mắc, liệu bệnh gan nhiễm mỡ có chữa hết được không?

1. Sơ lược về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều (trên 05% trọng lượng lá gan), gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Ở giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ được xem là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và hiệu quả, gan nhiễm mỡ sẽ biến chứng thành xơ gan thậm chí là ung thư gan, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 02 loại:
- Gan nhiễm mỡ do rượu
- Gan nhiễm mỡ không do rượu
Tùy thuộc vào lượng mỡ có trong gan mà bệnh gan nhiễm mỡ được chia thành 03 cấp độ như mô tả trong hình dưới đây:

🞂 Quý bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan nhiễm mỡ tại chuyên mục: Kiến thức về Gan nhiễm mỡ
2. Gan nhiễm mỡ có chữa hết được không ?
Hiện nay, Tây y vẫn chưa có phác đồ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thống nhất và triệt để, bệnh nhân chủ yếu được điều trị vào nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng và các bệnh lý nguy cơ liên quan khác.
Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, thời gian phát hiện, nguyên nhân cũng như khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh.
Với những bệnh nhân gan nhiễm mỡ phát hiện sớm, nghiêm túc điều trị kết hợp với chăm sóc tại nhà theo chỉ định của bác sĩ thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất cao. Nhưng nếu phát hiện bệnh muộn, kết hợp với tâm lý chủ quan trong điều trị thì bệnh tiến triển rất nhanh. Việc điều trị khi gan nhiễm mỡ diến tiễn nặng rất khó khăn, nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm cao.
Tuy chưa có phác đồ cụ thể thống nhất, các loại thuốc kết hợp chăm sóc tốt vẫn giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Một số thuốc thường dùng bao gồm:
- Choline: Chỉ định cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ do rượu, có tác dụng giảm tổn thương gan và tiến triển gan nhiễm mỡ.
- Các loại vitamin: Vitamin B, C và E đều có tác dụng tốt trong điều trị gan nhiễm mỡ, giúp hòa tan và thải chất béo dư thừa, bảo vệ tế bào gan cũng như phục hồi chức năng của cơ quan này.
- Acid amin: Thường chỉ định cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ có suy nhược cơ thể hoặc rối loạn chuyển hóa gan. Một trong những loại acid amin thường dùng trong điều trị bệnh là methionin.
- Thuốc nhóm statin: Loại thuốc này rất tốt cho đối tượng gan nhiễm mỡ kèm rối loạn lipid máu.
Dù là vitamin hay thuốc điều trị gan nhiễm mỡ đều phải cẩn trọng, dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng các thuốc nằm ngoài đơn kê của bác sĩ.
Nếu kiểm soát tốt bệnh gan nhiễm mỡ, người bệnh vẫn có sức khỏe và chức năng gan bình thường.
3. Lời kết
Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ không có hoặc triệu chứng không rõ ràng, người bệnh không thể phát hiện bệnh sớm. Thông thường chỉ phát hiện tình cờ khi thăm khám liên quan hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Vì thế những đối tượng có nguy cơ cao được khuyến cáo nên kiểm tra chức năng gan định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần nhằm sớm phát hiện vấn đề bất thường hoặc bệnh lý.
Gan nhiễm mỡ lâu ngày dẫn đến viêm gan, xơ hóa tế bào gan, xơ gan và ung thư gan. Do vậy tuyệt đối không nên lơ là việc chữa trị, cần đi khám ngay khi có triệu chứng như: mệt mỏi, gan to, chán ăn, vàng da vàng mắt, lách to, cổ trướng,…