Xơ gan là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 10 đối với đàn ông và thứ 12 đối với phụ nữ. Vậy xơ gan là gì? Xơ gan có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

1. Xơ gan là gì?
Xơ gan trải qua hai giai đoạn là: xơ gan còn bù và xơ gan mất bù. Xơ gan gây ra tất nhiều biến chứng như: chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản, nhiễm trùng dịch ổ bụng, bệnh não do gan, ung thư gan…

Bạn có thể tìm hiểu về xơ gan còn bù và xơ gan mất bù tại bài viết: Xơ gan còn bù là gì ? Xơ gan mất bù là gì ?
2. Những nguyên nhân gây xơ gan
– Xơ gan do rượu:
– Xơ gan do ứ mật:
– Xơ gan do viêm gan virus:
– Xơ gan do ký sinh trùng:
– Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài:
– Một số nguyên nhân gây xơ gan khác:
- Những người có phản ứng bất thường với một vài loại thuốc điều trị bệnh hay do tiếp xúc lâu ngày với chất độc cũng có nguy cơ bị xơ gan.
- Một số bất thường do tích tụ chất độc trong gan dẫn đến phá hủy mô và gây xơ gan như ứ đọng chất sắt do hấp thu quá mức chất sắt từ thức ăn rồi dần dà gây nên các bệnh như: viêm khớp, suy tim do chất sắt làm phá hủy cơ tim, rối loạn chức năng tinh hoàn và xơ gan, hay ứ đọng chất đồng trong bệnh Wilson.
- Trẻ sinh ra không có ống dẫn mật do bị teo ống dẫn mật cũng dẫn đến xơ gan.

3. Những dấu hiệu của xơ gan
Và trong giai đoạn nặng khi gan không còn khả năng bù trừ thì sẽ xuất hiện vàng da, vàng mắt, phù, bụng to và màng bụng có nước còn gọi là tràn dịch màng bụng.
4. Các biến chứng của xơ gan
- Giãn to các tĩnh mạch ở thực quản, có thể gây vỡ và gây xuất huyết tiêu hóa với biểu hiện ói ra máu hoặc tiêu phân đen.
- Bệnh não do suy gan còn gọi là hôn mê gan, vì khi gan bị suy không thải lọc được các độc chất trong cơ thể nên gây ra tình trạng ngủ gà ngủ gật, lơ mơ mất ý thức, tay chân run rẩy.
- Xơ gan lâu ngày có thể xuất hiện các khối u trên nền gan xơ gọi là xơ gan có biến chứng ung thư hóa.
- Nhiễm trùng nước trong ổ bụng gây căng chướng bụng, đau bụng nhiều hoặc sốt.
5. Chăm sóc người bệnh
Ở người bệnh xơ gan giai đoạn muộn, phù hai chân ngày càng nhiều do chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước thoát ra ngoài tế bào gây phù, đi lại nặng nề, ăn uống kém. Do đó, cần cho người bệnh nằm kê chân cao hơn so với tim vì ở tư thế này sẽ góp phần cải thiện tình trạng phù và hàng ngày cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ, đặc biệt là khi có chảy máu cam, chảy máu chân răng, để đề phòng nhiễm trùng răng, miệng và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng. Tuyệt đối phải tránh xa các loại bia rượu
Ngoài ra, vì người bệnh rất mệt mỏi cho nên cần tạo không gian thoáng mát, yên tĩnh, hạn chế người ra vào thăm hỏi nhiều.
Bên cạnh đó, cần theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần để kiểm tra tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không. Ở những người bệnh nặng, cổ trướng quá nhiều sẽ gây khó thở cho người bệnh khi đó cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để rút nước trong ổ bụng ra ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn và sau khi được chọc tháo dịch xong, cần theo dõi người bệnh trong 30 phút, nếu có điều gì khác thường phải báo cho bác sĩ ngay.
Chế độ ăn dành cho người xơ gan là những thức ăn đảm bảo đầy đủ từ 2.500 – 3.000 calo mỗi ngày, với hành phần thức ăn phù hợp, đầy đủ các chất gồm chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa…, giàu glucid như khoai, ngũ cốc… và nên dùng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật, tránh dùng thực phẩm lạ, thực phẩm dễ gây dị ứng, dễ gây rối loạn tiêu hóa, thức ăn cần phải nấu chín, đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị. Các món ăn nên thay đổi để gan không phải làm việc quá sức, thức ăn được hấp thu tốt hơn, tránh rối loạn tiêu hóa, tốt nhất nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho người bệnh ăn 4 – 5 bữa một ngày và bổ sung vitamin bằng các loại nước hoa quả ép và trái cây.
Cần hạn chế muối và nên ăn lạt hoàn toàn khi có phù và bụng to nhiều vì khi ăn muối nhiều, sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên. Khi bị phù phải dùng một số thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali làm cho người bệnh mệt mỏi hơn cho nên người bệnh cần ăn thêm thực phẩm giàu kali để bổ sung lượng kali đã mất. Tuy nhiên, người bệnh xơ gan ở giai đoạn muộn thì cần phải hạn chế thực phẩm giàu đạm, đề phòng hôn mê gan.
Lưu ý: Người bệnh xơ gan cần phải thực hiện những điều sau đây:
- Không nên quá lo lắng và căng thẳng vì việc tuân thủ điều trị tốt sẽ giúp bệnh ngừng tiến triển và hạn chế biến chứng.
- Không nên dùng các thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau paracetamol.
- Tuyệt đối phải tránh xa các loại bia rượu.
- Nên tuân thủ đúng thuốc điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc.
6. Phòng bệnh xơ gan
Để phòng bệnh xơ gan, cần chủ động bảo vệ gan của mình bằng các cách sau:
- Tiêm phòng vắcxin viêm gan B cho trẻ em và những người lớn chưa bị bệnh.
Có lối sống lành mạnh, không lạm dụng rượu bia. - Tránh ăn thức ăn sống, nên ăn chín uống chín để không bị nhiễm ký sinh trùng.
- Sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng ngừa nhiễm hóa chất, phẩm màu độc hại gây tổn hại gan.
- Không dùng thuốc làm ảnh hưởng gan.
- Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính cần theo dõi định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật…
Xơ gan là một bệnh nặng tiên lượng xấu, nhất là khi xơ gan đã có cổ trướng hoặc vàng da thì tỉ lệ tử vong khoảng gần 70% trong năm đầu và khoảng 85% sau 2 năm bị xơ gan. Tuy vậy, bệnh tiến triển như thế nào còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, chế độ làm việc cũng như việc phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn khác.