GọiĐặt hẹn

Những quan niệm ăn uống sai lầm với người bệnh gan

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh gan. Tuy nhiên, có không ít những quan niệm ăn uống sai lầm trong việc ăn uống của nhiều người bệnh gan.

dinh dưỡng cho người bệnh gan
Mỗi năm có tới 325 triệu người mắc nhiễm virut viêm gan B và viêm gan C [1]
Gan được xem như “nhà máy” để chế biến, tổng hợp, dự trữ các chất dinh dưỡng và thải độc để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Gan đóng vai trò trung tâm trong chuyển hóa protein, carbonhydate, chất béo và thuốc. Gan giúp loại bỏ các độc chất, vi khuẩn khỏi máu và là nơi dự trữ năng lượng, các men và hormon quan trọng trong cơ thể.

1. Các bệnh lý thường gặp ở gan:

  • Viêm gan virut cấp là bệnh truyền nhiễm do các virut viêm gan, gây nên tình trạng nhiễm độc ở gan. Có 5 loại virut gây viêm gan: A, B , C, D và E, phổ biến và nguy hiểm nhất là siêu vi B và C.
  • Viêm gan virut mạn do nhiều nguyên nhân nhưng do virut viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu với biểu hiện viêm và hoại tử gan kéo dài ít nhất 6 tháng, thường là hậu quả của viêm gan virut cấp.
  • Viêm gan do rượu là một dạng nhiễm độc gan liên quan đến tiêu thụ Ethanol kéo dài, là vấn đề sức khỏe lớn ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
  • Gan nhiễm mỡ: hay còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Do lượng mỡ trong gan lớn hơn 5%, bệnh do uống nhiều rượu, thừa cân, tiểu đường và sử dụng thuốc độc chất dẫn đến hủy hoại tế bào gan
  • Ngoài ra còn có bệnh lý xơ gan, là giai đoạn cuối của quá trình bệnh lý mạn tính ở gan.

Khi mắc các bệnh gan (viêm gan B, viêm gan C, xơ gan…) sẽ làm suy giảm chức năng gan, dẫn đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng và đào thải các chất độc trở nên khó khăn hơn. Do đó, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với người bệnh gan. Tuy nhiên, có không ít những quan niệm ăn uống sai lầm trong việc ăn uống của nhiều người bệnh gan.

2. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm thường gặp trong dinh dưỡng bệnh gan:

– Ăn gì bổ nấy

Sự thật là gan chứa nhiều đạm và vitamin có lợi cho sức khỏe người bình thường nếu không ăn nhiều và thường xuyên. Đối với người bệnh xơ gan, ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều chất béo, trong đó nhiều cholerterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong trường hợp xơ gan do bệnh lý tích tụ sắt hay đồng thì ăn gan lại nguy hiểm, vì sẽ làm gan càng suy nhanh và nặng hơn.

– Kiêng ăn trứng

Trứng là nguồn đạm tốt cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều axit amin có lợi cho gan như leucin, isoleucin hay valin. Đồng thời trứng có rất nhiều vitamin mà bệnh nhân gan thật sự rất cần, như vitamin B, A, D. Tuy nhiên, do trứng có nhiều cholesterol nên người bệnh có thể ăn tối đa 2 quả/tuần.

– Kiêng ăn dầu mỡ

Sự thật là chất béo (có trong dầu, mỡ) rất quan trọng cho cơ thể vì nó là nguồn năng lượng tốt cho người bị xơ gan (1g chất béo cho 9 kcal, nếu so với 1 g đường cho 4 kcal, 1 g đạm cho 4 kcal), giúp tái tạo các mô bị tổn thương. Chất béo còn tham gia vào chức năng điều hòa mạch, huyết áp, miễn dịch… Vì vậy, chất béo cũng rất cần cho người bệnh gan nên cần ăn lượng vừa phải. Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu hay vàng da ứ mật.

3. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan nhằm mục đích tăng cường tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa những tổn thương nặng hơn cho gan, bảo vệ tế bào gan, giúp gan phục hồi tốt hơn trong quá trình điều trị. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan mà bạn có thể tham khảo:

  • Cung cấp Protein, hàm lượng cao. Lượng đạm trong khẩu phần đạt mức 1,2-2g/kg/ngày, ưu tiên đạm thực vật từ các loại đỗ và thịt trắng. Nếu chức năng gan bị tổn thương nặng, ở thể mất bù thì điều chỉnh lượng Protein xuống dưới 0,8g/kg/ngày.
  • Cung cấp Carbohydrate hàm lượng cao, chiếm 60-70% năng lượng khẩu phần, tăng cường dự trữ Glycogen ở gan, bên cạnh đó cũng cần kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.
  • Lựa chọn chất béo không no có trong các loại dầu thực vật (trừ dầu dừa) và mỡ cá. Hạn chế tối đa mỡ động vật hoặc bổ sung các loại chất béo cung cấp các acid béo hấp thu không qua muối mật giúp giảm gánh nặng cho gan và mật.
  • Tăng cường bổ sung các Vitamin và khoáng chất, đặc biệt các Vitamn tan trong dầu như A, D, E, K và các Vitamin tan trong nước như B9, B1, B6 bị thiếu hụt rất nhiều.
  • Hạn chế muối trong chế độ ăn dưới 5g/ngày, không sử dụng cácthực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, phô mai, các thực phẩm đóng hộp bảo quản lâu ngày.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ, tối thiểu đạt 25g/ngày từ rau và củ quả, tương đương 300g rau các loại và 200-300g trái cây.

Ngoài ra cần thay đổi lối sống như dừng sử dụng rượu bia, thuốc lá. Hạn chế các món chiên, rán, điều chỉnh cân nặng phù hợp tránh thừa cân – béo phì và tăng cường vận động, thể dục hợp lý.

Nếu bạn còn thắc mắc gì về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gan, hãy gọi ngay cho Phòng khám chuyên khoa Gan Tâm Đức để được bác sĩ chuyên khoa chuyên khoa tư vấn Miễn phí – 0967888943

[1] Tài liệu tham khảo: Tổ chức y tế thế giới WHO (2018)

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top