GọiĐặt hẹn

Phát hiện và phòng ngừa loãng xương bằng cách nào

Phát hiện và phòng ngừa loãng xương bằng cách nào?

Loãng xương là bệnh lý làm cho xương bị yếu và giòn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương khi có chấn thương nhẹ hoặc bị té ngã. Hậu quả gãy xương là khá nặng nề với người cao tuổi (NCT) vì xương bị loãng rất lâu liền, bệnh nhân phải nằm lâu rất dễ bị viêm phổi và loét lưng, mông.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 2 phụ nữ trên 85 tuổi sẽ có 1 người bị gãy xương và tương tự cứ 3 nam giới ở cùng độ tuổi có 1 người bị gãy xương. Ở Việt Nam, khoảng 20% phụ nữ Việt Nam trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương, ước tính hàng năm có 17.000 ca gãy cổ xương đùi ở nữ, 6.300 ca gãy cổ xương đùi ở nam và con số này sẽ tăng lên gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới. Như vậy, hậu quả của bệnh loãng xương là khá nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, kinh tế – xã hội.

Nguyên nhân nào dẫn đến loãng xương?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loãng xương: Do sự lão hóa cơ thể, NCT ít hoạt động ngoài trời, thiếu vitamin D, chức năng dạ dày, ruột, gan, thận và tạo xương suy yếu, xương bị thoái hóa. Do nội tiết tố sinh dục nữ suy giảm:

Ở phụ nữ thời kỳ trước và sau khi mãn kinh thì hormon sinh dục nữ giảm, dẫn đến tăng nhanh quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ sau khi mãn kinh, hàng năm mất 2 – 3% canxi.

Nếu phụ nữ ở thời kỳ này không chú ý bổ sung canxi thì ngoài 60 tuổi, hàm lượng canxi trong xương chỉ còn bằng một nửa thời con gái. Vì thế phụ nữ bị loãng xương nhiều gấp 5 – 6 lần so với  nam giới.

Nội tiết tố của tuyến cận giáp có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu, nếu canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó tuyến cận giáp tiết ra nhiều nội tiết tố điều canxi trong xương chuyển ra bổ sung cho máu nhằm duy trì sự ổn định nồng độ canxi trong máu, tình trạng này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.

Do ăn uống thiếu chất: Nếu chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, phospho, magie, acid amin và các nguyên tố vi lượng cũng dẫn đến loãng xương. Do bị suy giảm miễn dịch cũng dễ bị loãng xương.

Loãng xương làm biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù lưng.

Loãng xương làm biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù lưng.

Phát hiện và phòng ngừa loãng xương bằng cách nào?

Những dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện khi trọng lượng xương giảm trên 30%. Bệnh xảy ra tự nhiên hoặc sau một chấn thương, đôi khi tình cờ chụp Xquang mà thấy.

Biểu hiện là một hội chứng cột sống: đau và hạn chế vận động cột sống, cánh chậu, bả vai. Đau làm cho cột sống cứng đờ, co thắt các cơ cạnh sống, gõ ấn vào các gai sau đốt sống đau tăng và lan tỏa.

Đau tăng khi vận động, đứng, ngồi lâu, đau giảm khi nghỉ ngơi.

Đau tái phát từng đợt, thường sau khi vận động nhiều, chấn thương nhẹ, thay đổi thời tiết. Đôi khi có hội chứng rễ thần kinh biểu hiện bằng đau thần kinh hông to, đau thần kinh liên sườn.

Cột sống giảm dần chiều cao, biến dạng đường cong sinh lý dẫn đến gù vùng lưng hay thắt lưng, chiều cao cơ thể giảm đi rõ rệt so với khi còn trẻ tuổi.

Xương dễ gãy, đôi khi chỉ một chấn thương nhẹ cũng làm gãy cổ xương đùi, gãy đầu dưới xương quay, gãy lún đốt sống.

Người ta chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1, bệnh nhân chỉ có biểu hiện đau âm ỉ, đau tăng khi đứng hay ngồi lâu; giai đoạn 2, bệnh nhân bị giảm chiều cao cơ thể, gù lưng; giai đoạn 3: dễ gãy xương do chấn thương nhẹ.

Chụp Xquang thấy hình ảnh xương thưa, loãng; đốt sống bị lún ở nhiều đốt, thân đốt sống giảm chiều cao và biến dạng, có hình ảnh giống thấu kính phân kỳ hay hình chêm.

Đo mật độ xương bằng máy có thể thấy các mức độ loãng xương.

Phòng bệnh loãng xương

Cần thực hiện việc tập thể dục hàng ngày vừa sức. Uống canxi, và vitamin D theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Phụ nữ nên dùng nội tiết tố sau tuổi mãn kinh.

Về điều trị: Các thuốc giảm đau được khuyên dùng là nhóm không steroid, không dùng corticoid. Thuốc chống loãng xương có thể dùng gồm: Vitamin D2 hoặc D3; calcitriol; fluorur natri. Các loại cao xương động vật; Các loại sữa giàu canxi. C

hế độ ăn đảm bảo lượng canxi từ 0,8-1g/ngày. Dùng vật lý trị liệu để giảm đau, đặc biệt dùng tia hồng ngoại và tử ngoại để tăng cường hấp thu vitamin D, dùng từ trường để chống loãng xương.

Phát hiện và phòng ngừa loãng xương là việc hết sức cần thiết và nên thực hiện ngay bằng cách khám sức khỏe định kỳ cho người ở tuổi trung niên, phụ nữ mãn kinh.

Nguồn: Báo Sức khỏe và đời sống.

Đánh giá

Bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top