Có những người dù đã chích ngừa viêm gan B 03 mũi, thậm chí 5-6 mũi nhưng cơ thể vẫn không có kháng thể viêm gan B. Tại sao lại vậy? Y khoa Tâm Đức mời Quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu trong nội dung dưới đây.

1. Sơ lược về kháng thể viêm gan B
Kháng thể viêm gan B là những kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Kháng thể viêm gan B có được trong 2 trường hợp: Do chích vắc xin ngừa viêm gan B, hoặc do virus viêm gan B trước đó đã xâm nhập cơ thể nhưng bị hệ thống miễn dịch đề kháng nhận diện, sản xuất ra kháng thể giúp loại trừ virus viêm gan B.
Kháng thể viêm gan B có thể bị giảm dần theo thời gian, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, tình trạng sức khỏe mỗi người.
🞂 Bạn có thể tìm hiểu thêm về kháng thể viêm gan B tại các bài viết sau:
- Kháng thể viêm gan B bao nhiêu là tốt ?
- Kháng thể viêm gan B tồn tại bao lâu ?
- Kháng thể viêm gan B tự nhiên là gì ?
2. Tại sao một số người chích ngừa viêm gan B không có kháng thể ?
Với nhiều loại vắc xin nói chung, trong đó có vắc xin viêm gan B, nếu thực hiện tiêm đúng, tiêm đủ thì cũng chỉ có 95% số người được tiêm tạo được kháng thể ngừa bệnh, còn khoảng 5% trường hợp không thể tạo được kháng thể.
Trên thực tế, có những trường hợp chích ngừa tới 06 mũi vắc xin viêm gan B nhưng vẫn không có kháng thể. Nguyên nhân có thể do vắc xin nhưng cũng có thể do cơ địa. Đã có trường hợp tiêm vắc xin nhập khẩu được đánh giá cao nhưng cơ thể không đáp ứng, đến khi đổi sang vắc xin viêm gan B của Việt Nam thì lại có kháng thể.
3. Lời kết
Nếu bạn không may rơi vào 5% không tạo được kháng thể viêm gan B thì bạn nên áp dụng các phương pháp phòng ngừa khác, như: tình dục an toàn, không dùng chung các vật dụng như dao lam, dao cạo râu, dụng cụ làm móng tay móng chân, kim châm cứu… vì virus viêm gan B lây qua đường máu và đường quan hệ tình dục không an toàn.